Hồi sinh những dòng sông chết ở Thủ đô - Bài 3: Tận thấy nhà máy xử lý nước thải Yên Xá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá được xây dựng trên cánh đồng làng Yên Xá (xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội). Công trình này được xem là hạng mục quan trọng, phức tạp nhất trong quá trình xử lý nước thải của TP Hà Nội...

Hiện đại nhất Hà Nội

Chúng tôi dạo trên con đường vừa rải nhựa bóng lỳ. Hai bên, các công nhân đang trồng cây xanh tạo cảnh quan cho nhà máy. Ông Nguyễn Mạnh Hảo, đại diện liên doanh tư vấn chia sẻ, nhà máy đã cơ bản hoàn thành và đang trong quá trình chạy thử nghiệm.

Một thời gian ngắn nữa, nhà thầu hoàn thành các hạng mục cây xanh trang trí, thi công xong đường nội bộ là hoàn thành dự án, dự kiến đưa vào hoạt động chính thức vào cuối năm nay.

Theo tính toán, dự án đã hoàn thành hơn 98%; các thiết bị hiện đại của nhà máy được lắp đặt và đang trong quá trình chạy thử. Ông Hảo cho biết, việc đưa dự án về đích đúng thời hạn, là sự nỗ lực rất lớn của nhà thầu và các đơn vị thi công. Bởi vì, sau khi triển khai, dự án đã vấp phải nhiều yếu tố khách quan, chủ quan khiến công việc đình trệ, chậm tiến độ. Tính ra, phải đến đầu năm 2022, dự án mới được triển khai suôn sẻ.

Phòng điều khiển toàn bộ dự án

Phòng điều khiển toàn bộ dự án

Vừa đi thăm nhà máy, ông Hảo vừa giới thiệu cho chúng tôi về tổng thể dự án. Theo ông Hảo, nhà máy xử lý nước thải Yên Xá có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xử lý nước thải, hồi sinh cho các dòng sông “chết” của Hà Nội, đưa đến những dòng nước trong xanh, có thể sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.

“Mục tiêu của thành phố Hà Nội là đến năm 2025, tỷ lệ xử lý nước thải đô thị đạt 50-55%. Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá là dự án trọng tâm để thực thi mục tiêu đó với tổng công suất xử lý rất lớn 270.000 m3/ngày đêm, góp phần làm sạch các con sông quan trọng của Thủ đô, cũng như làm sạch các con sông phục vụ cho gần 1 triệu dân trong phạm vi 6 quận nội thành và huyện Thanh Trì”, ông Hảo cho hay.

“Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá được sử dụng công nghệ truyền thống sẽ mang đến tính an toàn của công trình, chi phí vận hành thấp. Xử lý bằng công nghệ sinh học hiếu khí, qua đó các sinh vật sẽ tiêu hóa các chất hữu cơ trả lại nguồn nước sạch, công nghệ này được ứng dụng hầu hết ở các nhà máy Nhật Bản. Khi nước thải ra có thể nhìn thấy cá bơi lội, thậm chí cá có thể ăn những vi sinh có lợi trong nước. Nước sau khi được xử lý, nếu muốn tái sử dụng làm nước sinh hoạt sẽ thêm các công nghệ xử lý tiếp theo”, ông Kelgo Hatta cho biết.

Tham quan các bể vi sinh tại nhà máy nước thải Yên Xá, ông Kelgo Hatta đại diện nhà thầu cho hay, nhà máy xử lý nước thải Yên Xá được sử dụng công nghệ bùn hoạt tính. Đây là công nghệ truyền thống được sử dụng rộng rãi trên thế giới, trong đó có Nhật Bản. Nước thải khi được nhà máy xử lý sẽ đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam.

Lý giải vì sao công nghệ trang bị cho nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, được gọi là công nghệ truyền thống, ông Keigo Hatta giải thích: Công nghệ truyền thống không phải nó đã lạc hậu, mà đây là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Trong nước thải được xử lý, có thể nhìn thấy cá bơi lội; thậm chí, cá có thể ăn những vi sinh có lợi trong nước thải đã xử lý.

“Các thiết bị được trang bị cho nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đều là những công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất trên thế giới. Các thiết bị khi xuất xưởng, nhập về Việt Nam được kiểm định một cách kỹ lưỡng bởi các đối tác có uy tín”, ông Keigo Hatta cho hay.

Bên trong nhà máy có gì?

Để hiểu rõ được những công nghệ trang bị cho nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, điểm đầu tiên chúng tôi đến thăm là trung tâm điều khiển. Vừa bước vào phòng điều khiển, đập vào mắt chúng tôi là màn hình lớn rộng khoảng 10m2, hiển thị đầy đủ các thông số, hình ảnh 3D các thiết bị, bộ phận xử lý nước của nhà máy. Việc xử lý nước thải đều được thao tác hoàn toàn trên màn hình, bởi trí tuệ nhân tạo.

Ông Hảo cho biết, vì nhà máy được đầu tư các thiết bị hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay nên việc điều khiển các thiết bị của nhà máy đều được thao tác ở trung tâm điều hành bởi các kỹ sư có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Trong quá trình vận hành, chỉ cần một lỗi rất nhỏ ở thiết bị, công đoạn nào trong nhà máy, nó đều được hiện thị trên màn hình và các kỹ sư sẽ xử lý ngay trên hệ thống.

Rời trung tâm điều khiển, chúng tôi vào thang máy xuống chiêm ngưỡng hệ thống máy bơm, đặt âm dưới đất 16m, được điều kiển tự động. Hệ thống 6 máy bơm là điểm tiếp nhận nước thải đầu tiên, là vị trí thấp nhất của nhà máy. Sau khi nước thải đi vào đây sẽ được đưa lên các bể xử lý. “Các máy bơm được thí nghiệm rất nghiêm ngặt của các tổ chức quốc tế và yêu cầu của hợp đồng. Tất cả máy bơm đều đạt công suất thiết kế, có thể đạt 270.000m3/ngày đêm”, ông Hảo nói.

Ông Hảo cho biết, khi nhà máy đi vào hoạt động, trong số 6 máy bơm được trang bị, có 3 máy bơm hoạt động tối đa công suất, 3 máy bơm còn lại dùng để dự phòng. Các kỹ sư cho vận hành luân phiên đều đặn 3 máy bơm, giúp tăng tuổi thọ thiết bị và khi gặp sự cố sẽ có 3 máy bơm dự phòng hoạt động, nên không làm gián đoạn công trình.

Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá

Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá

Đứng nhìn ngắm bể nước xanh ngắt lăn tăn bọt khí li ti, ông Hảo giải thích thêm cho chúng tôi về quy trình xử lý nước tiếp theo. Ông Hảo cho biết, sau khi qua hệ thống máy bơm, nước thải được đi qua hệ thống lọc rác và khu vực lắng cát trước khi được đưa đến các bể xử lý. Sau đó, nước được đưa đến các bể lọc cao tải để xử lý thô, trước khi nước được chuyển qua bể lắng thứ cấp xử lý bùn hoạt tính, thu gom bùn và làm trong nước.

Tại đây, một phần bùn sẽ quay trở lại bể xử lý bùn hoạt tính và lượng bùn dư được quay trở lại bể xử lý bùn. Sau khi được lắng bùn, nước được chuyển qua các bể hoạt tính. Ở đây, các chất bẩn trong nước sẽ trở thành “thức ăn” cho các vi sinh, tạo nên những bông cặn lắng xuống, làm giảm lượng chất thải hữu cơ ra khỏi nước (BOD) và các thành phần ô nhiễm trong nước thải (COD).

Qua công đoạn này, nước sẽ sang chu trình mới xử lý hóa chất, làm sạch nước, trước khi được thải ra môi trường. Một chu trình xử lý nước thải rơi vào khoảng 16 giờ đồng hồ. Nước thải lúc này đạt tiêu chuẩn loại B theo quy định của Việt Nam và được xả thải vào nguồn tiếp nhận, không sử dụng để cấp nước sinh hoạt.

“Nhà máy xử lý nước rất linh hoạt. Những ngày mưa lớn sẽ không đi theo quy trình bình thường mà chúng tôi có một hệ thống đặc biệt. Đó là bể lọc cao tải. Theo đó, nước sau khi đi qua bể lọc cao tải sẽ đi ra môi trường luôn, đây là một hệ thống tiên tiến của Nhật Bản”, ông Keigo Hatta cho hay về ưu điểm của công nghệ nhà máy xử lý nước thải Yên Xá.

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

“Lá lành đùm lá rách”

“Lá lành đùm lá rách”

Các phần quà được đóng gói cẩn thận đã và đang được người dân trên địa bàn tỉnh gửi ra đồng bào các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng của bão lũ. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, ai nấy đều mong muốn chia sẻ, cùng đồng bào miền Bắc vượt qua những khó khăn, đau thương.
Di sản của một vị tướng

Di sản của một vị tướng

Hôm qua 12-9-2024, chuyến xe đưa Thiếu tướng Lê Phi Long đi và không về. Chuyến xe đó từng có trong hình dung thấp thỏm của các con ông từ 60 năm trước. Khi ấy, Đại tá Lê Trung Dũng (con trai tướng Long) còn là một đứa trẻ...
Đêm không ngủ ở Làng Nủ

Đêm không ngủ ở Làng Nủ

1 giờ 40 phút ngày 13-9, Hoàng Văn Quyển gọi giật đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Đang nguy hiểm lắm" - Quyển đưa chiếc áo mưa, rồi cùng vợ và tôi mang theo những thứ cần thiết rồi rời khỏi nhà.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Thầy tôi

Thầy tôi

Tôi vẫn nhớ như in lời thầy Linh “Phải chấm dấu chấm trên chữ I”, và cố giữ lấy sự ngay thẳng tâm hồn. Cái dấu chấm ấy ngày nay ít còn ai viết, nhưng giọng thầy Linh của tôi vẫn mãi là lời dặn ân cần.

Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.
Tội ác trong một mái ấm

Tội ác trong một mái ấm

Trong khi công tác bảo trợ trẻ mồ côi cũng như các chương trình chăm sóc bảo vệ trẻ em ở TP.HCM ngày càng được xã hội quan tâm và hầu hết mái ấm tình thương đều đóng góp tích cực vào hoạt động ý nghĩa này, thì vẫn có nơi đã, đang diễn ra những hành vi vô nhân tính.
Dưới lớp tro tàn Tân Lập

Dưới lớp tro tàn Tân Lập

(GLO)- Những phát hiện mới về Tân Lập gần đây cho phép khẳng định nơi này từng là một làng quê trù phú của người Việt. Hành động bức tử, xóa sổ Tân Lập (nay thuộc xã Đăk Hlơ, huyện Kbang) của giặc Pháp hồi tháng 3-1947 chỉ có tác dụng nhất thời.