Nghề xưa ở TP.HCM: Người 'hồi sinh' sách cũ danh tiếng hơn 40 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ở TP.HCM phồn hoa, có một người vẫn miệt mài hồi sinh những cuốn sách cũ. Ông là một trong số ít người giữ 'hồn' cho nghề đã từng vang bóng một thời nơi phố thị.

Một chiều cuối tháng 12.2024, chúng tôi đi qua con đường ngoằn ngoèo ở hẻm 152 Lý Chính Thắng (Q.3, TP.HCM) mới tìm được tiệm phục chế sách cũ của ông Võ Văn Rạng (64 tuổi).

Tiệm của ông khá yên tĩnh và không quá lớn; chỉ đủ để cho bàn làm việc và chiếc máy cắt sách đã nhuốm màu thời gian được ông chủ xưởng in bán lại hơn 20 năm trước.

nghexua-dd.jpg
Ông Rạng gắn bó với nghề sửa sách cũ hơn 40 năm. ẢNH: UYỂN NHI

Hơn 40 năm phục chế... sách cũ

Ngồi trên chiếc ghế gỗ, người nghệ nhân cặm cụi bên bộ đồ nghề đơn sơ gồm: kim, chỉ, hồ, kéo… Bàn tay già nua, nhăn nheo vì tuổi tác của ông Rạng bỗng trở nên linh hoạt lạ kỳ khi cầm sách cũ trên tay.

Ông tỉ mẩn lật giở những tờ sách đã mục nát để “chữa bệnh” cho nó. Sau đó, ông nhẹ nhàng xếp lại thành từng xấp ngay ngắn, mượt mà rồi khéo léo khâu gáy sách bằng sợi chỉ chắc chắn.

Ông Rạng là dân Sài Gòn gốc. Sống với sách cũ từ tuổi đôi mươi, với ông đó là quãng đời dài, gần nửa đời người. Đưa ánh mắt về những cuốn sách ố vàng trên tay, ông Rạng trầm ngâm chia sẻ về cơ duyên đến với nghề.

2nghexua.jpg
Tiệm của ông Rạng không quá lớn và khá yên tĩnh. ẢNH: UYỂN NHI

Cuối những năm 70 của của thế kỷ 20, năm đó ông Rạng học trung học phổ thông. Gia đình của bạn thân ông Rạng làm nghề đóng sách cho hợp tác xã. Vì mê đọc sách giáo khoa nên ông thường qua nhà bạn thân để phụ đóng sách và tận dụng cơ hội đọc miễn phí. Dần dà, ông lấy đó là niềm vui và yêu thích mình.

Theo cuốn sách Sài Gòn đẹp xưa của tác giả Phạm Công Luận, sau năm 1975, sách quý từ các thư viện gia đình tuồn ra bán dọc lề đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi), sách xoàng hơn bán ở ngã tư Lê Lợi - Pasteur, Q.1. Dân Sài Gòn lúc đó bụng thì đói nhưng vẫn mê sách, đôi khi ra dọc các con đường bán sách để xem sách, đọc ké một chút. Ai may mắn quen những người bán hàng thì đọc ké lâu hơn.

Ông Rạng kể, thời hoàng kim của sách cũ là sau khi đất nước thống nhất đến những năm đầu thập niên 1990. Thời điểm đó, văn hóa đọc sách giấy phổ biến rộng rãi, từ trẻ nhỏ đến người lớn. Việc mua sách cũ trở thành cơ hội cho dân mọt sách. Ngày ấy, hầu hết các trường học đều có một nhà sách gần kề và cạnh đó thường là tiệm cho mượn sách.

3nghexua.png
Ông Rạng xem nghề đóng sách cũ là nguồn sống của cuộc đời mình. ẢNH: UYỂN NHI

Hơn 4 thập kỷ gắn bó nghề, ông Rạng có cơ hội làm việc với tất cả các cơ sở đóng sách ở Sài Gòn. Ông Rạng vẫn nhớ như in: “Ai làm giỏi, thành thạo thì lương 2 đồng/ngày, còn những người mới thì 1 đồng/ngày. Hồi đó bạn bè tôi cũng làm nghề đóng sách cũ nhiều lắm, vòng quanh khu này phải đông như một xóm luôn. Nhưng thành phố càng tiến bộ, văn minh thì người ta bỏ dần, chẳng mấy ai bám trụ nghề này”.

Từ năm 1990 trở về sau, internet càng phát triển, thay vì mua sách giấy thì độc giả dần chuyển qua đọc trên mạng. Nhiều sách mới cũng xuất bản nhiều hơn. Chính điều đó khiến sách giấy trở nên ế ẩm, không còn cắc củm dành tiền mua cho được những cuốn sách hay, chạy vạy mượn sách hoặc thuê sách như ngày xưa.

Tuy vậy, ông Rạng vẫn kiên trì bám trụ với nghề. Hiện, khách hàng của ông đa số là khách quen mấy chục năm, những người cao niên quý sách cũ hoặc những người có những cuốn sách kỷ niệm do người xưa để lại.

4-nghexua.jpg
Giá để phục hồi sách cũ dao động từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng. ẢNH: UYỂN NHI

Ông Rạng không nhớ mình đã đọc bao nhiêu cuốn sách, chỉ biết là rất nhiều. Ông thích nhất là đọc sách về chủ đề văn học, lịch sử và địa lý. Chia sẻ về thời còn niên thiếu, ông nói mình có ước mơ thi vào Trường đại học Sư phạm TP.HCM nhưng do sức khỏe yếu vì con sốt bại liệt bẩm sinh nên ông bỏ ước mơ vào giảng đường.

“Trung bình, mỗi ngày ông sửa được 2 - 3 cuốn, giá phục hồi sách dao động từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng tùy độ hư hỏng", ông Rạng nói.

“Còn sống tôi còn làm nghề sửa sách cũ”

Mỗi cuốn sách khi được bảo vệ khỏi sự mài mòn của thời gian, không chỉ là sản phẩm của đôi bàn tay khéo léo mà còn là một tác phẩm nghệ thuật với sự tâm huyết của người nghệ nhân.

Chỉ cần nhìn thoáng qua, ông Rạng đã biết sách bị “bệnh” gì và cần áp dụng cách sửa như thế nào. Tùy cuốn sẽ có nhiều cách “chữa bệnh” khác nhau như: bấm chỉ, may bằng tay, cũng có cuốn bị bể gáy sách thì phải cưa đi rồi may lại đường chỉ mới.

Sách cũ dễ bị “tổn thương” nên người nghệ nhân cần nâng niu, cẩn thận từng chi tiết. Điều đặc biệt để tái sinh cho sách, người thợ cần làm thủ công vì nếu sử dụng máy móc sẽ bị hư.

“Sách tôi sửa toàn sách mấy chục năm, mục hết rồi. Muốn chữa lành nó cần phải làm từ từ, nhẹ nhàng và tuyệt đối không được gấp gáp”, ông trần tình.

5nghexua.jpg
Ông Rạng là người sửa sách cũ lâu năm ở TP.HCM. ẢNH: UYỂN NHI

“Có bao giờ ông nghĩ đến chuyện bỏ nghề?”, chúng tôi hỏi. Ông Rạng lắc đầu: “Không”, rồi giải thích: “Tôi yêu sách và gắn bó với nó từ thời còn trẻ, sao nói bỏ là bỏ được. Nó giúp tôi thư giãn và được sống chậm lại. Còn sống tôi còn làm nghề này”.

Thấy ông vẫn độc thân, chúng tôi thắc mắc hỏi lý do. Ông Rạng cười rồi nói: “Ngoài thời gian tôi dành cho bản thân, còn lại tôi dành cho sách. Sách là niềm yêu thích và thú vui mỗi ngày của tôi. Nhìn lại năm tháng đã qua, tôi không hề tiếc nuối với những gì mình đã chọn”.

Nhưng ông Rạng cũng buồn vì không có thế hệ kế nghiệp và giới trẻ không mấy mặn mà nhiều với sách. Ông tâm sự, nếu ai muốn học sửa sách cũ, ông sẵn sàng dạy ngay.

Để sống được với nghề, người thợ cần thả “hồn” vào từng tác phẩm và có trái tim chứ không vì tiền bạc chi phối mà sửa sơ sài, gấp gáp. Ngoài ra, tính cẩn thận, kiên trì là điều không thể thiếu.

6nghexua.jpg
Máy cắt sách được ông mua lại của chủ xưởng in cách đây 20 năm. ẢNH: UYỂN NHI

Cuộc sống có nhiều đổi thay với sự phát triển của công nghệ, song vẫn luôn tồn tại người gắn bó với nghề ‘vang bóng một thời’ đã nuôi sống họ trong quá khứ. Điều đó vô tình giúp Sài Gòn níu giữ được hồn cốt xưa cũ của một thời đã qua.

Theo Uyển Nhi (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.