Nghề nhặt tử thi ở TP.HCM: 'Nhiều khi tim chúng tôi lại nhói lên'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có 15 năm gắn bó với công việc này, anh Đỗ Thanh Bình cho biết anh và đồng nghiệp đã nhặt hơn 3.000 tử thi.

Theo thống kê, tính từ đầu năm 2024 đến nay, anh và các công nhân thuộc Tổ nhặt tử thi thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM (CITENCO) đã nhặt khoảng gần 200 xác ở bên ngoài và khoảng 170 xác từ các bệnh viện.

Chúng tôi đến văn phòng Tổ nhặt tử thi ở đường Kinh Dương Vương, Q.6 vào một ngày cuối năm 2024. Nắng Sài Gòn hanh hao, vàng vọt, chiếu thẳng vào căn phòng chừng 20 m2, vừa đủ để kê 3 chiếc giường đầy chắp vá, nhiều mảnh gỗ ọp ẹp. Phía bên phải, một chiếc tủ nhỏ treo những bộ đồ công nhân môi trường màu xanh, kề đó là găng tay, nón, ủng… Đó là những tư trang cần thiết để khi có điện thoại thì đội ngũ công nhân nhanh chóng lên đường.

Anh Đỗ Thanh Bình, Tổ trưởng Tổ nhặt tử thi, vừa chỉ tay vào các dụng cụ "hành nghề", vừa giới thiệu: "Tổ của tôi là Tổ nhặt tử thi, gọi tắt là nhặt xác, nhiều người không biết thì tưởng là vớt xác, thực tế là nhặt chứ không phải vớt".

Tổ nhặt tử thi thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM. ẢNH: DƯƠNG TRANG
Tổ nhặt tử thi thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM. ẢNH: DƯƠNG TRANG

Anh Bình giải thích: "Sở dĩ gọi là nhặt vì chúng tôi lấy xác trên bờ, tức là lấy khô, khi các đội cứu hộ đã vớt tử thi ở dưới nước lên (đối với các trường hợp chết đuối, nhảy cầu tự tử…). Sau khi xác được kéo vào bờ, chúng tôi thực hiện các bước tiếp theo như nhặt xác, đưa lên xe chuyên dụng, chở về nhà bảo quản ở khu Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân để chờ cơ quan chức năng khám nghiệm, tiến hành thủ tục hỏa táng...".

Tổ nhặt tử thi có 6 người, chia làm 2 ca trực, mỗi ca trực gồm 3 người, kéo dài trong 24 giờ. Theo anh Bình, Tổ được kết nối với công an các quận, huyện trên địa bàn TP.HCM. Khi có người mất, cảnh sát gọi các anh ra hiện trường lấy xác. Người mất có thể chết ở sông suối, ngoài đường, trong nhà, cũng có thể là vô thừa nhận như dưới gầm cầu hoặc các trường hợp bị tai nạn giao thông, hỏa hoạn…

Ngoài việc nhặt xác, Tổ nhặt tử thi còn có một công việc khác, đó là lấy các phần tứ chi hoặc các em bé chưa thành hình ở bệnh viện. Thông thường, các anh sẽ lấy các thai mất do sinh non, sinh khó, kế hoạch hóa gia đình...

"Sau khi lấy về, chúng tôi bỏ vào áo quan nhỏ rồi mang đi hỏa táng. Cũng có những trường hợp tùy theo nguyện vọng gia đình, họ mang về thiêu hoặc chôn cất theo phong tục địa phương", người công nhân chia sẻ thêm.

Còn đối với tứ chi, thường Tổ nhặt tử thi sẽ lấy ở Bệnh viện Chợ Rẫy, đó là phần chi của những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoặc tai nạn giao thông buộc phải cắt bỏ. Bệnh viện sẽ trữ đông tứ chi ở phòng lạnh, khi đủ số lượng sẽ gọi các anh đến lấy. Mỗi tháng bệnh viện gọi một lần, trước khi đi, các anh phải chuẩn bị từ 3 - 4 áo quan, đủ để chứa khoảng 80 phần chi, bọc kỹ trong túi ni lông rồi mang đi tiêu hủy.

Các ngăn tủ inox chứa tử thi. ẢNH: THÀNH HUY
Các ngăn tủ inox chứa tử thi. ẢNH: THÀNH HUY

"Các loại xác sau khi lấy, Tổ nhặt tử thi sẽ vận chuyển về Bình Hưng Hòa, bàn giao lại cho Tổ bảo quản tử thi. Xác ở đây được chia làm 2 loại gồm xác đã phân hủy và xác còn tươi (xác mới mất)", anh Bình giải thích thêm.

Cũng theo anh Bình, đối với xác đã phân hủy nặng, cơ quan chức năng sẽ thực hiện các thủ tục hỏa táng sớm, tránh gây ô nhiễm môi trường. Còn đối với xác tươi, trong thời gian tìm kiếm thân nhân, xác sẽ được bảo quản trong phòng lạnh.

Trong thời gian bảo quản tử thi, cơ quan chức năng sẽ đăng tin trên báo chí hoặc các phương tiện thông tin đại chúng để tìm kiếm người thân cho những người xấu số. Trường hợp lâu quá không có người đến nhận thì tiến hành hỏa táng theo quy định của Nhà nước.

Sau khi thi thể được hỏa táng, tro cốt được cất giữ tại một container nằm trong khu Bình Hưng Hòa, các nhân viên của CITENCO sẽ cử người chăm lo hương khói vào các ngày rằm, lễ tết. Nếu may mắn, một thời gian ngắn tro cốt được người thân đến xin nhận lại, song cũng có những hũ tro cốt nằm ở đây chục năm rồi nhưng chưa có người đến nhận.

Có 15 năm gắn bó với công việc này, anh Bình cho biết đã nhặt hơn 3.000 tử thi. Theo thống kê, tính từ đầu năm 2024 đến nay, anh và các công nhân thuộc Tổ nhặt tử thi đã nhặt khoảng gần 200 xác ở bên ngoài và khoảng 170 xác từ các bệnh viện.

Anh Đỗ Thanh Bình, Tổ trưởng Tổ nhặt tử thi. ẢNH: DƯƠNG TRANG
Anh Đỗ Thanh Bình, Tổ trưởng Tổ nhặt tử thi. ẢNH: DƯƠNG TRANG

Chừng đó năm tháng qua đi, anh Bình nói "đã nhặt nhiều tử thi, chứng kiến nhiều người chết rất thương tâm, không thể kể hết những nỗi niềm". Song, có một trường hợp khiến anh không thể nào quên, đó là một vụ án gây xôn xao dư luận ở TP.HCM, hung thủ ghen tuông, giết bạn gái rồi phân xác, xảy ra chừng 7 - 8 năm trước.

Giọng chùng xuống, anh Bình kể, hôm đó, cảnh sát gọi chúng tôi đi lấy xác, hung thủ khai vứt từng bộ phận ở đâu thì chúng tôi đến đó lấy mang về, nhưng cuối cùng vẫn thiếu phần đầu. Đó là phần được hung thủ khai vứt ở kênh Nước Đen, Q.Bình Tân.

Khi đến hiện trường, nhìn thấy những bọc ni lông màu đen ở dưới kênh, nhưng lúc vớt lên thì không phải. Tìm kiếm cả ngày không được, chúng tôi đành tạm dừng. Đến sáng hôm sau, người nhà hay tin được nạn nhân báo mộng, chúng tôi lên tìm lại thì thấy phần thi thể trôi dạt dưới lòng sâu, cũng nằm trên kênh Nước Đen.

Là một trong những người làm việc lâu năm nhất ở Tổ nhặt tử thi, cứ ngỡ công việc đã quen tay, cảm giác đã chai sạn. Thế nhưng, anh Bình vẫn "rất đau lòng trước những thi thể gặp nạn. Mỗi lần phải tiếp nhận những xác chết từ các vụ tai nạn giao thông, vô thừa nhận, các vụ án..., tim chúng tôi lại nhói lên", anh Bình ngậm ngùi.

Bóng chiều le lói qua tán cây, những vệt nắng hiu hắt cuối ngày còn sót lại chiếu vào căn phòng của Tổ nhặt tử thi.

"Nếu có thế giới tâm linh như chúng ta vẫn hằng tin, tôi mong hương hồn của những thi thể vô thừa nhận còn nằm lại ở khu nhà bảo quản sớm mách bảo người thân tìm đến đón về cho bớt hiu quạnh. Cũng chỉ mấy tuần nữa thôi là một năm âm lịch nữa lại trôi qua rồi", người công nhân ngước đôi mắt xa xăm, cầu nguyện.

Theo Dương Quỳnh Trang (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.