Quỹ Bình ổn giá xăng dầu có còn thực sự cần thiết?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Giá xăng dầu trong nước kể từ đầu năm 2024 đến nay đã qua 28 kỳ điều hành nhưng chưa một lần chi sử dụng quỹ bình ổn giá, mặc dù đã có những thời điểm giá xăng RON95 lên tới gần 25.000 đồng/lít.

Giá xăng dầu trong nước kể từ đầu năm 2024 đến nay đã qua 28 kỳ điều hành nhưng chưa một lần chi sử dụng quỹ bình ổn giá, mặc dù đã có những thời điểm giá xăng RON95 lên tới gần 25.000 đồng/lít.

Theo tìm hiểu của PV Báo SGGP, tình trạng “đóng băng” quỹ này không phải mới bắt đầu mà từ tháng 10-2023. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, từ nay đến cuối năm, giá cả có thể biến động trước sức ép của lạm phát, nhu cầu tiêu dùng và sản xuất tăng.

Tại kỳ điều hành vào ngày 11-7 vừa qua, giá các mặt hàng xăng dầu đã giảm trở lại sau 4 kỳ tăng liên tiếp, nhưng mức giảm rất nhỏ. Trong khi dự báo giá xăng dầu thế giới có thể tăng trở lại. Nếu giá xăng quay trở lại mức 25.000 đồng/lít thì sẽ tạo áp lực không nhỏ cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, bởi giá của nhiều mặt hàng, dịch vụ đã “âm thầm” tăng suốt nhiều tháng qua.

Cùng với chính sách tăng lương được áp dụng từ ngày 1-7, việc giá xăng dầu tăng cao có thể tạo ra hiệu ứng “té nước theo mưa” của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác. Vì vậy, nếu cơ quan điều hành tiếp tục để Quỹ Bình ổn giá xăng dầu “án binh bất động” suốt thời gian dài, sẽ khiến nhiều người tiêu dùng đặt câu hỏi: Có nên tiếp tục duy trì quỹ này nữa hay không?

Trong báo cáo tháng mới đây, Bộ Công thương đã đề cập đến vấn đề nên hay không nên giữ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Còn dư luận xã hội thì từ lâu nay đã và đang tiếp tục cho rằng, quỹ này không thể hiện được vai trò hỗ trợ bình ổn giá, nên sớm xóa bỏ. Bởi qua quá trình vận hành, quỹ đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Chẳng hạn như những lúc giá xăng dầu thế giới tăng cao thì quỹ lại bị âm.

Rủi ro nhất là chính sách hiện nay cho phép để quỹ tại các doanh nghiệp đầu mối (tiền quỹ được tính vào giá bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp được trích giữ lại mà không phải nộp về quỹ chung do Nhà nước giữ), dẫn đến tình trạng tiền bị doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chiếm dụng, thậm chí còn sử dụng sai mục đích. Ở một số thời điểm hoặc giai đoạn, quỹ còn được sử dụng để bù chéo giữa giá xăng và dầu, trong khi khách hàng của 2 loại nhiên liệu này khác nhau.

Thông tin mới nhất từ Bộ Công thương, trong dự thảo lần 3 Nghị định về kinh doanh xăng dầu (thay thế cho 3 nghị định hiện hành), gửi Bộ Tư pháp để thẩm định, Bộ Công thương đã đề xuất cơ chế quản lý số dư quỹ này sẽ không để tại doanh nghiệp như hiện nay, mà sẽ do Nhà nước nắm giữ. Mặc dù vậy, nhiều người cho rằng, giải pháp này vẫn chưa đủ hóa giải những bất cập của quỹ này. Nếu thời gian tới, quỹ vẫn không thể hiện được vai trò bình ổn thì nên mạnh tay xóa bỏ.

Có thể bạn quan tâm

Chặn du lịch… quà tặng

Chặn du lịch… quà tặng

Những ngày qua, dư luận xôn xao trước việc các công ty xổ số kiến thiết (XSKT) tổ chức các đoàn đi tham quan, học tập kinh nghiệm “kinh doanh xổ số” ở các nước châu Âu, Trung Đông.

Siết quản lý kinh doanh phòng gym

Siết quản lý kinh doanh phòng gym

Chỉ trong một thời gian ngắn, hai chuỗi phòng gym lâu năm tại TPHCM là Fit24 và Getfit Gym & Yoga tuyên bố tạm đóng cửa, dừng hoạt động. Quyền lợi của hàng ngàn hội viên sở hữu gói tập giá trị cao tại những phòng tập này đang bị treo lơ lửng.

Tạo đột phá trong chuyển đổi số

Tạo đột phá trong chuyển đổi số

Năm 2024 là năm thứ 3 Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10-10 được tổ chức trên toàn quốc, với chủ đề “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”. 

Ngăn ngừa hiểm họa

Ngăn ngừa hiểm họa

Tài xế không được lái xe quá 48 giờ/tuần là một trong những quy định đáng chú ý của Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ - có hiệu lực từ ngày 1-1-2025.

Lực đẩy từ quyết sách

Lực đẩy từ quyết sách

Đến hết quý 2-2024, dù tình hình địa - chính trị toàn cầu đầy bất ổn thì trong đà phục hồi mạnh mẽ của Đông Nam Á, Philippines và Việt Nam tiếp tục là hai nền kinh tế có hiệu suất cao nhất trong khu vực, tăng trưởng lần lượt là 6,3% và 6,9%, trong khi Malaysia đứng thứ ba, tăng trưởng 5,9%.

Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Có một điều đã được các nhà sản xuất chương trình, nhất là những chương trình mang tầm quốc gia, quốc tế, liên tục nhấn mạnh nhiều năm qua là TPHCM hiện rất thiếu không gian chuyên dụng, tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật quy mô lớn.

Thiên tai và nhân tai

Thiên tai và nhân tai

Cơn bão số 3 tàn khốc đi qua và mưa lũ sau đó đã kéo theo tình trạng sạt lở đất, lũ ống, lũ quét xảy ra tại nhiều địa phương, từ phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Cao Bằng, Hòa Bình, Quảng Ninh đến các tỉnh miền Trung. Hiện tượng sạt lở bờ sông, bờ biển cũng xảy ra ở ĐBSCL.

Không ai vô can trước lạm thu

Không ai vô can trước lạm thu

Trước một khoản thu lạ ở trường học, dư luận thường chĩa mũi dùi vào một cá nhân nào đó, thường là hiệu trưởng, giáo viên hoặc người của ban đại diện phụ huynh… Nhưng thực tế cho thấy, không ai vô can trong lạm thu.

Tích hợp giá trị sản phẩm OCOP

Tích hợp giá trị sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai trên toàn quốc, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có tác động lan tỏa mạnh mẽ, được xem là một trong những giải pháp chiến lược nâng cao giá trị nông sản, tích hợp đa ngành, phát triển công nghiệp nông thôn, các làng nghề truyền thống và góp phần xây dựng nông thôn mới.