Trao Giải thưởng Môi trường Việt Nam và Giải Báo chí tài nguyên và môi trường cho 34 tác phẩm và 1 tập thể

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Tối 31-7, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lễ trao Giải thưởng Môi trường Việt Nam năm 2021 và Giải Báo chí tài nguyên và môi trường lần thứ VI. 

Phát biểu tại lễ trao giải, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, Giải thưởng Môi trường Việt Nam được phát động kể từ năm 2019, là Giải thưởng được sự quan tâm, tham gia hưởng ứng của nhiều tổ chức, cá nhân, cộng đồng. Kỳ xét tặng lần này, Giải thưởng đã tiếp nhận tổng số 234 hồ sơ gửi tham gia, đây là kỳ có số lượng hồ sơ gửi đăng ký lớn tham dự nhất so với các kỳ xét tặng trước đó. Hội đồng đã xét và trao giải cho 34 tác phẩm và 1 giải tập thể.

Các tác giả, nhóm tác giả đạt giải A được vinh danh tại lễ trao giải. Ảnh TTO
Các tác giả, nhóm tác giả đạt giải A được vinh danh tại lễ trao giải. Ảnh nguồn TTO

Các tác phẩm đoạt giải A gồm: Loạt bài 5 kỳ: Lật mặt các địa ngục thú rừng-2021 (báo Nông Thôn Ngày Nay); Loạt bài 7 kỳ: Phát triển kinh tế biển xanh: "Chìa khóa" đưa đất nước thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển (báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam); Tọa đàm: COP26-Hành trình hiện thực Việt Nam xanh (ban thời sự Đài truyền hình Việt Nam)...

Các tác phẩm đoạt giải B gồm: Loạt bài 5 kỳ: Phát triển điện mặt trời - thừa hệ lụy, thiếu kiểm soát: Nỗi lo xử lý môi trường (báo Lao Động); Loạt 3 kỳ chính thức và 1 kỳ cập nhật diễn biến: Ai bảo kê đường dây rác "lậu" vào TP.HCM? (kênh VOV giao thông, Đài Tiếng nói Việt Nam-Tây Nguyên); Loạt bài 3 kỳ: Về núi bãi thải than ở tỉnh Quảng Ninh (báo điện tử VnExpress.net); Loạt bài 3 kỳ: Từ COP26: Hành trình Việt Nam thành trung tâm sản xuất xanh của thế giới (báo điện tử VietNamNet)...

Giải thưởng Báo chí tài nguyên và môi trường được phát động và tổng kết trao giải định kỳ (2 năm/lần), nhằm động viên, tôn vinh, khen thưởng tác giả, tác phẩm báo chí phản ánh, tuyên truyền đề tài, chủ đề, nội dung về tài nguyên và môi trường có chất lượng và sức lan tỏa cao, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. 

Sau khi xem xét kỹ lưỡng từng hồ sơ, toàn thể Hội đồng và Ban cố vấn đã trao Giải thưởng Môi trường Việt Nam cho 33 tổ chức, cá nhân, cộng đồng (bao gồm 20 tổ chức, 10 cá nhân, 3 cộng đồng) có đủ các tiêu chí, điều kiện đề xuất và trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét trao tặng Giải thưởng Môi trường Việt Nam năm 2021.

Giải thưởng Môi trường Việt Nam đã khẳng định được tầm ảnh hưởng trong đời sống xã hội đất nước và ngày càng thu hút được sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân là nhà quản lý, nhà khoa học, tầng lớp nhân dân, trung ương đến địa phương, từ thành thị, nông thôn đến miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, với mọi lứa tuổi, thành phần nghề nghiệp. 

PHƯƠNG VI

Trao Giải thưởng Môi trường Việt Nam và Giải Báo chí tài nguyên và môi trường cho 34 tác phẩm và 1 tập thể ảnh 2
 

Có thể bạn quan tâm

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.
Chở đất lên núi

Chở đất lên núi

Sống trên núi, nhưng lại không có đất để san lấp các công trình, dự án, chủ đầu tư phải xuống các huyện miền xuôi mua đất với quãng đường vận chuyển hàng trăm ki lô mét. Nghịch lý này đang diễn ra ở các huyện miền núi Nghệ An.