Xuân trên Nhà giàn DK1 - Bài cuối: 'Anh đi, giữ miền biên giới'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Cô gái trẻ choàng lên cổ chàng tân binh chiếc khăn rằn Nam Bộ, bịn rịn trong phút giây tiễn biệt. Họ nắm tay thật chặt và dành cho nhau ánh mắt trìu mến. Chỉ còn vài phút nữa thôi, tàu sẽ rời bến, đưa chàng trai ra nhận nhiệm vụ trên tuyến nhà giàn giữa biển khơi xa ngút ngàn.
Mẹ con cô giáo Trần Thị Thanh Thảo cùng món quà gửi cho chồng. Ảnh: ALĂNG NGƯỚC

Mẹ con cô giáo Trần Thị Thanh Thảo cùng món quà gửi cho chồng. Ảnh: ALĂNG NGƯỚC

Tôi chứng kiến hình ảnh đôi bạn trẻ Nguyễn Tấn Giàu và Lê Thị Quỳnh Như nắm tay nhau bịn rịn trong ngày xuất quân đưa đoàn công tác thăm, chúc tết cán bộ chiến sĩ Nhà giàn DK1 mà liên tưởng đến câu hát: “Anh đi, giữ miền biên giới/ Làng quê em đợi, em chờ…” (Tình yêu trên dòng sông quan họ) của nhạc sĩ Phan Lạc Hoa.

Cũng ở bến cảng Hải đoàn 129 (Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân) này, chúng tôi được biết rất nhiều câu chuyện cảm động của những “hậu phương” chiến sĩ nhà giàn. Họ được ví như mùa xuân, cùng gieo mầm và thắp lên ngọn lửa giúp “tuyến đầu” bền chí, hoàn thành nhiệm vụ canh giữ biển trời…

Hậu phương...

Tròn 1 năm đi nghĩa vụ quân sự, Nguyễn Tấn Giàu là hạ sĩ báo vụ thuộc Tiểu đoàn DK1 (Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải Quân). Mới đây, Giàu có tên trong danh sách đi nhà giàn, làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền tại Nhà giàn DK1/10 (cụm bãi cạn Cà Mau). Hôm Giàu lên đường, người yêu từ TP.Vũng Tàu ra tiễn, cô chờ ở bến cảng từ sớm để gặp chàng trai của lòng mình. Nhưng, vì công việc sắp xếp hàng tết lên tàu nên phải gần 9 giờ, hai bạn trẻ mới có cơ hội gặp nhau, trao gửi những lời chúc, động viên trong cảm xúc dâng trào.

Điểm tựa của ngư dân

Trung tá Phan Chí Trà - Phó Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn DK1 (Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân) cho biết, trước khi ra làm nhiệm vụ trên biển, hầu hết chiến sĩ nhà giàn đều được tuyển chọn và huấn luyện thuần thục, đảm bảo sẵn sàng chiến đấu. Song song với nhiệm vụ đó, mỗi chiến sĩ nhà giàn là một điểm tựa vững chắc hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển; đồng thời có vai trò giữ môi trường hòa bình, đối ngoại trên biển. Với sự quan tâm của các cấp, ngành và đặc biệt là hậu phương vững chắc giúp các chiến sĩ luôn an tâm công tác, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

Nắng xuân rạo rực trên bến, đoàn tàu chuẩn bị rời đi, cô gái trẻ Lê Thị Quỳnh Như bất ngờ lấy từ trong túi xách chiếc khăn rằn gửi tặng người yêu. Quỳnh Như nói, đó là món quà kỷ niệm mà cô muốn gửi tặng, như lời nhắn nhủ người yêu yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ. “Đây là lần thứ 2 em tiễn bạn ấy lên đường làm nhiệm vụ. Lần trước là đợt giao nhận quân, lần này thì khác hơn một chút, vì nhiệm vụ của bạn ở biển, cùng đồng đội góp sức bảo vệ chủ quyền nên sẽ rất nhớ” - Quỳnh Như bẽn lẽn nép sau lưng bạn trai, tâm sự.

Nguyễn Tấn Giàu năm nay tròn tuổi 20. Lần đầu tiên xa gia đình, đặc biệt là người yêu nên đôi chút cũng chợt… mềm lòng. Nhưng, vì nhiệm vụ và lời hứa góp sức nhỏ bé để bảo vệ Tổ quốc, khiến Giàu trở nên mạnh mẽ. Và hơn cả, năm nay, chàng trai Bà Rịa - Vũng Tàu đón tết ở nhà giàn cùng đồng đội nên cũng có chút gì háo hức. Hôm Giàu lên đường, vì đường xa nên người thân không thể lên tiễn. Nhiệm vụ này, mẹ Giàu gửi gắm mọi chuyện qua Quỳnh, bởi bà vốn xem cô gái người Vũng Tàu này như con dâu thảo hiền. “Anh yên tâm công tác, ở nhà đã có em lo cho mẹ. Em chờ ngày anh trở về bình an” - Quỳnh nhắn nhủ, vẫy tay chào người yêu lên đường. Tàu dần rời bến, Giàu ngoái đầu chào người yêu, nói vọng: “Em ở nhà bình an nhé. Đợi anh về!”. Bóng người và đất liền nhỏ dần theo bọt sóng khơi xa…

Như xương rồng nở hoa

Tôi theo chuyến hải trình “mang mùa xuân lên các nhà giàn” với bao cảm xúc đan xen. Nhưng, suốt chặng đi vẫn không thể nào quên hình ảnh hai mẹ con cô giáo Trần Thị Thanh Thảo - giáo viên Trường Mầm non Hoa Sen (TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) lúc ngồi đợi người gửi ra món quà cho chồng.

Món quà của chị Thảo, khá đặc biệt, gồm chậu cây xương rồng có gắn hình chú bộ đội cùng lá cờ Tổ quốc và bức ảnh hai mẹ con được kết chùm hoa quanh viền trái tim rất độc đáo. Tất cả đều do tự tay chị Thảo làm, để gửi tặng người chồng đang công tác xa. Chị Thảo nói, chồng chị là Đại úy Lê Minh Tân - Chính trị viên Nhà giàn DK1/16 (cụm Phúc Tần). Anh Tân quê ở Thái Bình, nhiều năm nay làm nhiệm vụ ở nhà giàn.

Chị Thảo quê ở Quảng Ngãi, anh chị quen nhau hồi còn sinh viên đại học. Vượt qua bao câu chuyện gia đình để đến với nhau, nhưng mãi đến 9 năm sau, cả hai mới có đứa con gái đầu lòng. Cháu bé được đặt tên là Bội Bội (khai sinh Lê Thảo Ngân). Chồng thường xuyên đi công tác xa nhà, nhiều lúc vì nhớ chồng, nhớ cha, mẹ con chị Thảo thường mở album ảnh gia đình để xem, tạo sự gắn kết tình cảm bằng câu chuyện hình ảnh. “Bội Bội rất yêu bố. Lúc bố còn ở nhà, cứ quấn lấy bố nhiều hơn quấn mẹ nên mỗi lần bố đi xa đều rất nhớ. Có lần, bố từ nhà giàn gọi điện về, vì bé còn nhỏ chưa hiểu chuyện ở biển không có mạng internet nên cứ nằng nặc đòi xem mặt bố” - chị Thảo tâm sự.

Sáng hôm ấy, trời nắng to, mặc dù món quà đã được gửi đi nhưng mẹ con chị Thảo vẫn nán lại cho đến khi tàu rời bến. Chị Thảo kể, sở dĩ chọn cây xương rồng để làm quà gửi chồng, là bởi chị muốn nhắn nhủ đến người bạn trăm năm của mình: Hãy sống thật mạnh mẽ như cây xương rồng, không đầu hàng trước số phận, không cúi đầu trước thử thách và vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được cấp trên giao phó.

“Mấy lần anh gọi điện về, anh nói không thiếu thứ gì cả. Cuộc sống ở nhà giàn rất ổn, chỉ thiếu em và con nữa thôi. Năm nay, anh lại ăn tết xa nhà. Dù không có mẹ con em ở bên cạnh nhưng em tin anh sẽ cùng đồng đội đón năm mới thật vui tươi và ấm cúng. Bởi ở nhà luôn có em và Bội Bội là hậu phương vững chắc giúp anh yên tâm công tác, chắc tay súng, cùng các chiến sĩ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo” - chị Thảo nhắn nhủ.

Ngoài kia, xuân đang đến rất gần…

Có thể bạn quan tâm

Đốn hạ rừng phòng hộ để săn ươi

Đốn hạ rừng phòng hộ để săn ươi

Với tính đặc thù và sự khan hiếm nên giá ươi luôn 'nhảy múa' theo mùa vụ. Giá cao khiến ngày càng đông người vào rừng săn ươi, dẫn đến tình trạng khai thác theo kiểu tận diệt, đốn hạ cây ươi để lấy quả, ảnh hưởng nghiêm trọng công tác bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên ở H.Bù Đăng (Bình Phước).
Đốn hạ rừng phòng hộ để săn ươi: Đánh dấu để tỉa cành, chặt hạ

Đốn hạ rừng phòng hộ để săn ươi: Đánh dấu để tỉa cành, chặt hạ

Cứ mỗi độ vào mùa, người dân lại đổ xô vào rừng săn lùng quả ươi. Để xí phần, nhóm người săn ươi đánh dấu bằng cách dùng dao, rựa chặt vạt tạo vết trên thân cây hoặc xịt sơn làm ký hiệu; và hầu hết cây ươi bị đánh dấu này đều chung số phận bị chặt hạ, tỉa cành để khai thác ươi.
'Hợp tác xã' của người trẻ - Bài 1: Khởi nghiệp nhờ… ao cá 'ế'

'Hợp tác xã' của người trẻ - Bài 1: Khởi nghiệp nhờ… ao cá 'ế'

“Hợp tác xã” là khái niệm tưởng chừng đã lùi vào “muôn năm cũ”. Tuy nhiên, nhiều người trẻ ở Đà Nẵng khởi nghiệp thành công, không chỉ làm giàu trên chính quê hương mà còn đem lại sinh kế bền vững cho người dân địa phương bằng mô hình kinh tế tập thể từ thời “ông bà anh” này.
GenZ gánh vác công việc với cộng đồng

GenZ gánh vác công việc với cộng đồng

Nguyễn Thị Lan Anh (sinh năm 2001) đang là Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp sinh thái và Du lịch cộng đồng Hòa Bắc (Hòa Vang, TP Đà Nẵng). Cô gần như là người trẻ nhất trong HTX, cũng là số ít người trẻ còn ở lại với công việc của một tổ du lịch cộng đồng.
'Bà tiên' gieo hy vọng

'Bà tiên' gieo hy vọng

Đã bước sang tuổi 82 nhưng hằng ngày bác sĩ Đỗ Thúy Nga vẫn làm việc tại Trung tâm Hy Vọng - nơi gần 60 em nhỏ khuyết tật trí tuệ đang được bà và các cô giáo chữa lành, khắc phục dần khiếm khuyết của các em.
Lời ru chim yến…

Lời ru chim yến…

Tôi vẫn tin một quy luật mặc định với những ai có cuộc sống gắn với tồn sinh của tự nhiên, rằng không quý không yêu, không trân trọng tử tế với thiên nhiên, thì cái giá trả không rẻ.