Đốn hạ rừng phòng hộ để săn ươi: Đánh dấu để tỉa cành, chặt hạ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cứ mỗi độ vào mùa, người dân lại đổ xô vào rừng săn lùng quả ươi. Để xí phần, nhóm người săn ươi đánh dấu bằng cách dùng dao, rựa chặt vạt tạo vết trên thân cây hoặc xịt sơn làm ký hiệu; và hầu hết cây ươi bị đánh dấu này đều chung số phận bị chặt hạ, tỉa cành để khai thác ươi.

Ươi là loại cây rất đặc biệt. Nếu sinh trưởng tốt trong môi trường rừng tự nhiên, phải trên dưới 20 năm tuổi mới có quả. Đặc điểm của cây ươi không phải mùa nào hay năm nào cũng có quả, mà phải mất 4 năm mới cho ra quả 1 lần. Chính sự khác biệt này, quả ươi được xem như một sản phẩm quý và khá đắt đỏ.

Cứ vào mùa khô, các ngành chức năng tỉnh Bình Phước lên kế hoạch tăng cường lực lượng tuần tra để bảo vệ rừng, đặc biệt tránh xâm hại đến cây ươi. Tuy nhiên, việc bảo vệ loại cây rừng quý giá này xem ra hết sức... mong manh.

THEO CHÂN ĐOÀN NGƯỜI SĂN ƯƠI

Ngày 25.3, có mặt tại ngã tư đường liên xã, đoạn qua chợ Đồng Nai (thuộc xã Đồng Nai, H.Bù Đăng, Bình Phước), PV Thanh Niên ghi nhận quang cảnh khá nhộn nhịp của nhiều người dân khắp nơi đổ về mua đồ ăn, thức uống rồi treo lủng lẳng trên các chiếc xe máy cũ kỹ, trơ trọi bộ khung sắt, không có biển số, băng rừng vượt dốc đi săn ươi.

Dấu sơn được in lên thân cây ươi làm ký hiệu

Dấu sơn được in lên thân cây ươi làm ký hiệu

Bám theo một đoàn người đi săn ươi trên con đường nhựa liên xã, chúng tôi đi từ UBND xã Đồng Nai vào đến khu trảng cỏ Bù Lạch dài khoảng 10 km. Từ đây, tiếp tục đi theo lối mòn gần 3 km nữa thì đến bìa rừng phòng hộ Bù Đăng (cũng thuộc xã Đồng Nai, H.Bù Đăng). Đoạn đường mòn này khá gập ghềnh với nhiều ụ đất, đá rất khó di chuyển, thế nhưng những người săn ươi dễ dàng vượt qua bởi những chiếc xe máy được "độ" sẵn. Vào đến rừng phòng hộ, những chiếc xe máy đi phía trước bất ngờ gầm rú, tăng ga, mất hút vào rừng rậm. Lần theo dấu bánh xe của những người săn ươi, chúng tôi cũng vào được bên trong một khoảnh rừng phòng hộ. Tuy nhiên, chỉ đi được một đoạn thì chúng tôi không thấy bóng dáng, dấu vết của đoàn người săn ươi nên đành quay xe trở về.

Vào rừng phòng hộ săn ươi: Hạ cây săn quả quý

Ngày hôm sau (26.3), chúng tôi tiếp tục quay lại trảng cỏ Bù Lạch vào lúc sáng sớm để tiếp tục theo chân những người săn ươi. Khoảng 6 giờ 30, bắt đầu xuất hiện lác đác người dân vào rừng hái ươi. Những người này đi thành từng nhóm, mỗi nhóm có từ 5 - 6 người, có nhóm hơn 10 người, phương tiện di chuyển đều là xe máy đã được "độ" sẵn.

Ngoài dấu sơn, cây ươi còn có các vết khắc bằng dao, rựa làm ký hiệu

Ngoài dấu sơn, cây ươi còn có các vết khắc bằng dao, rựa làm ký hiệu

Đến 7 giờ 30, chúng tôi quyết định bám theo một nhóm vào rừng săn ươi. Từ khu vực trảng cỏ, nhóm người này rẽ phải vào con đường mòn, băng qua vườn điều của dân, rồi đến một khu rừng cao su bạt ngàn. Đi khoảng 2 km thì đến con đường bê tông lối dẫn vào Nhà máy thủy điện Đăk Kar (nằm giáp ranh với tỉnh Đắk Nông). Theo đường bê tông hơn 1 km thì đến trạm điện của Nhà máy thủy điện Đăk Kar. Tại đây, nhóm người tìm ươi dừng xe trên bãi đất trống ngay mép sông, rồi cõng theo ba lô, túi xách, đồ ăn, thức uống… đi bộ theo con dốc xuống sông để vào rừng.

Đứng trên bãi đất nhìn xuống lòng sông có dốc thẳng đứng, độ cao lên đến hơn 30 m, chúng tôi không biết vì sao những người này có thể leo xuống dốc để vào rừng một cách nhanh như thế. Quyết không bỏ cuộc, chúng tôi theo lối mòn xuống đỉnh dốc (ngay bãi đất trống sát bên Nhà máy thủy điện Đăk Kar), thì phát hiện sợi dây cáp dài hơn 30 m được nối từ đỉnh dốc xuống mép sông.

Từng đoàn người vào rừng săn ươi

Từng đoàn người vào rừng săn ươi

Phía trên của dây cáp được cột vào bụi cây cạnh tảng đá lớn, đầu còn lại thả thẳng xuống sông. Thì ra, những người này muốn băng qua sông vào rừng phải nắm chặt vào sợi cáp, sau đó chậm rãi từng bước tuột dốc qua sông vào rừng hái ươi. Tương tự, lúc ra họ cũng phải nắm chắc vào sợi dây cáp để đu người trèo lên. Chưa xác định được chủ nhân, nhưng sợi cáp là trợ thủ đắc lực của người vào rừng săn ươi.

KÝ HIỆU RIÊNG TRÊN CÂY ƯƠI RỪNG

Sáng sớm 27.3, chúng tôi tiếp tục có mặt tại khu vực trảng cỏ Bù Lạch để theo chân những người vào rừng săn ươi. Từ xa, phát hiện có nhóm người đang tiến vào rừng, chúng tôi lên xe, bám theo. Cũng như 2 lần trước, khi đến bìa rừng phòng hộ, nhóm người này cũng dừng xe, giấu vào các bụi cây, sau đó nhanh chóng mất hút vào rừng sâu. Không thể quay về như các lần trước, chúng tôi cũng giấu xe vào bụi rậm, rồi đi bộ theo dấu vết của những người này, tự tìm đường vào rừng. Đi đến đâu thì bẻ các cành cỏ dại dọc đường để làm dấu khi quay về.

Một cây ươi đang ra quả phủ kín ngọn tại khu rừng phòng hộ Bù Đăng

Một cây ươi đang ra quả phủ kín ngọn tại khu rừng phòng hộ Bù Đăng

Đi bộ loanh quanh trong rừng khoảng 1 giờ đồng hồ, chúng tôi phát hiện khu rừng này có nhiều cây ươi đã trưởng thành. Có cây không ra quả, có cây ra không nhiều, nhưng cũng có cây ra quả kín ngọn. Thời điểm này đa phần quả ươi đều còn non, da xanh mơn mởn chưa thể hái được. Những cây ươi đều có thân to lớn, có cây đường kính phải đến 1 - 2 người ôm mới hết, thân cao trên dưới 30 m. Điều đặc biệt là cây nào đang có trái cũng được đánh dấu làm ký hiệu trên thân. Có cây thì dùng sơn xịt thành vòng tròn, cây thì xịt thành 2 chữ DD, cây thì xịt chữ X, có cây thì dùng dao khắc lên thân nhiều nhát chéo nhau.

Khi đang đi bộ trong khu rừng, có 2 người đàn ông ngoài 40 tuổi tiến gần đến khu vực chúng tôi đang đứng. Nhìn từ xa, trên vai của 2 người này khoác ba lô, tay xách theo bao tải nhỏ thì thầm nói chuyện. Lân la hỏi làm quen, 2 người này cho hay họ đến từ xã Phú Sơn (H.Bù Đăng) vào rừng tìm ươi.

"Năm nay quả ươi vào mùa sớm hơn những năm trước. Thông thường, mỗi năm ươi sẽ rộ vào tầm tháng 5 - 6, nhưng năm nay chưa đến tháng 4 đã lác đác có ươi bay", một người cho biết. Cũng theo người này, ở rừng phòng hộ Bù Đăng và rừng Nam Cát Tiên có rất nhiều ươi...

PV Thanh Niên (đeo ba lô) theo chân những người vào rừng tìm ươi

PV Thanh Niên (đeo ba lô) theo chân những người vào rừng tìm ươi

"Đặc tính của ươi có quả rất dễ nhận biết, nếu không có quả thì lá xanh non phủ toàn phần ngọn. Còn cây nào có quả, thì lá non sẽ ngả dần sang màu vàng. Nhìn chung, ươi gần như là cây cao nhất khu rừng, độ cao của cây ươi trưởng thành dao động 30 - 40 m. Do vậy chỉ cần nhìn thoáng qua hoặc nhìn từ xa, dân săn ươi cũng biết được cây nào có quả cây nào không?", người còn lại chia sẻ kinh nghiệm.

Một lối mòn bên trong khu rừng phòng hộ Bù Đăng

Một lối mòn bên trong khu rừng phòng hộ Bù Đăng

Xe “độ” của người những đi săn ươi

Xe “độ” của người những đi săn ươi

Còn về việc cây ươi có dấu sơn hay vết khắc lên thân, 2 người này lý giải đó là ký hiệu riêng của dân săn ươi. Trước khi đến mùa, người ta sẽ kéo nhau vào rừng để săn tìm và đánh dấu lên những cây ươi đã có trái. "Đó là ký hiệu riêng của những người đã phát hiện ra cây ươi trước, họ dùng sơn hoặc dùng dao đánh dấu lên thân cây. Đây là ký hiệu cây đã có chủ, nên việc đánh dấu là xí chỗ, người khác không nên hái những cây đã được đánh dấu", một người đàn ông nói... (còn tiếp)

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…