Đốn hạ rừng phòng hộ để săn ươi: Lực lượng bảo vệ rừng ở đâu?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều ngày có mặt tại rừng phòng hộ Bù Đăng (tỉnh Bình Phước), PV Thanh Niên phát hiện nhiều cây ươi bị tỉa cành, đốn hạ san sát nhau nằm cách chốt kiểm tra của cơ quan chức năng không xa.

Điều này cho thấy việc kiểm tra, giám sát chưa quyết liệt, nếu không muốn nói là có sự buông lỏng của lực lượng bảo vệ rừng.

ƯƠI RỪNG TRƯỚC NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG

Ông Điểu K'Tuyen (người dân tộc S'Tiêng, 50 tuổi ngụ H.Bù Đăng, Bình Phước) cho hay: "Tôi cũng là người thường xuyên vào rừng nhặt quả ươi bay hơn 10 năm nay. Cứ vào mùa, tôi thường men theo các cánh rừng nằm tiếp giáp với xã Phước Sơn và xã Đồng Nai để tìm và nhặt những quả già, chín rụng (được gọi là ươi bay - PV). Cây ươi mọc thẳng đứng, ít nhánh và cành, thông thường những cây có quả phải cao tầm 20 - 30 m, độ tuổi từ 20 năm trở lên, có cây đến hơn trăm năm tuổi, nếu leo trèo sơ sẩy là mất mạng như chơi. Chính vì thế, nhiều người đã dùng cách cưa cây để tận diệt. Bản thân là dân nhặt ươi, tôi không đồng tình với việc chặt hạ cây ươi như thế. Nếu ai cũng vào rừng chặt hạ thì làm gì còn ươi mà nhặt, chưa kể việc chặt hạ cây là bị cấm".

Cây ươi nằm la liệt trong cánh rừng phòng hộ Bù Đăng

Cây ươi nằm la liệt trong cánh rừng phòng hộ Bù Đăng

Một cán bộ UBND xã Đồng Nai (H.Bù Đăng) cho biết khoảng hơn 1 tháng nay, có tình trạng người dân tụ tập thành từng nhóm trên dưới 10 người vào rừng hái quả ươi, có ngày đi như trẩy hội. Họ thường xuất phát từ ngã ba chợ Đồng Nai, rồi đi thẳng các khu rừng đệm và rừng phòng hộ Bù Đăng, cũng có nhóm lội qua sông từ thôn Ó (thuộc xã Đồng Nai) đi vào rừng Nam Cát Tiên. "Những người này đến từ nhiều nơi khác nhau, trong địa phương cũng có và ngoài địa phương cũng nhiều", cán bộ này nói.

Vị cán bộ cho biết thêm: "Việc người dân rủ nhau vào rừng hái ươi không thuộc phạm vi quản lý của xã. Vì các khu rừng này do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bù Đăng và lực lượng kiểm lâm tiếp quản nên có tình trạng chặt hạ cây ươi hay không thì xã không thể biết. Nhưng theo quan điểm của tôi, việc chặt hạ cây ươi hay cắt cành tỉa ngọn để hái quả là không đúng và vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng". Cũng theo vị này, hằng ngày, trên loa phát thanh của xã Đồng Nai thường xuyên tuyên truyền đến người dân về việc bảo vệ cây rừng cũng như phòng chống cháy rừng vào mùa khô, nếu vi phạm sẽ bị xử lý, kể cả hình sự. Còn việc chấp hành hay không là do mỗi cá nhân tự ý thức, chứ không thể kiểm soát được.

Cây ươi sau khi bị cắt trụi cành, nhưng vẫn bị hàng đinh 10 ghim chặt

Cây ươi sau khi bị cắt trụi cành, nhưng vẫn bị hàng đinh 10 ghim chặt

THỪA NHẬN NHIỀU CÂY ƯƠI BỊ ĐỐN HẠ

Trong những ngày có mặt và theo chân nhiều nhóm vào rừng phòng hộ Bù Đăng khai thác quả ươi, PV Thanh Niên nhận thấy trên tuyến đường từ UBND xã Đồng Nai vào khu vực trảng cỏ Bù Lạch có một chốt của Ban Quản lý rừng phòng hộ Bù Đăng. Đi tiếp thêm 2 km có thêm 2 chốt của Tổ kiểm lâm địa bàn (thuộc Hạt kiểm lâm Bù Đăng và chốt bảo vệ rừng cộng đồng thôn 5), cả hai đều nằm sát với khu rừng đệm trước khi đi vào rừng phòng hộ.

Người săn ươi dễ dàng vào rừng sau khi vượt qua nhiều chốt kiểm tra

Người săn ươi dễ dàng vào rừng sau khi vượt qua nhiều chốt kiểm tra

Về tình trạng nhóm người săn ươi đi qua 3 chốt (2 chốt kiểm lâm, một chốt của Ban Quản lý rừng phòng hộ Bù Đăng) vào rừng mà vẫn ngang nhiên đốn hạ cây ươi lấy quả, ông Nguyễn Văn Hiệp, quyền Hạt trưởng Hạt kiểm lâm H.Bù Đăng, nói: "Khu rừng mà hạt kiểm lâm được giao quản lý rộng đến 7.000 ha, trong khi chỉ bố trí 9 cán bộ phụ trách. Với diện tích rộng, đường sá xa xôi, hẻo lánh nên công tác tuần tra phải chia theo tuyến và tiểu khu, nay đi khu này mai đi khu khác". Từ đó, ông Hiệp cho rằng: "Chính vì điều này nên các đối tượng vào rừng và cho người cảnh giới canh chừng lực lượng kiểm lâm. Khi phát hiện lực lượng tuần tra vào rừng, họ thông báo cho nhau chọn lối khác hoặc tìm cách né tránh. Khi lực lượng tuần tra đi khuất, họ quay ra để thực hiện hành vi vi phạm".

Ông Hiệp thừa nhận có tình trạng người dân vào rừng chặt hạ cây ươi để lấy quả, nhưng không nhiều, chủ yếu là bẻ nhánh hoặc cắt cành. Theo ông, nhóm người đi săn ươi có sự tính toán tinh vi để qua mặt lực lượng kiểm lâm. "Họ không chặt cây bằng dao hay rìu như trước đây, mà dùng cưa điện để cắt. Vì tiếng cưa điện rất êm nên lực lượng tuần tra rất khó có thể phát hiện, điều này đang là trở ngại không nhỏ đối với hạt kiểm lâm chúng tôi", ông Hiệp nói.

Cành cây ươi không còn nguyên vẹn sau khi bị chặt hạ

Cành cây ươi không còn nguyên vẹn sau khi bị chặt hạ

Trong khi đó, trả lời PV Thanh Niên, ông Hoàng Văn Tùng, Trưởng phòng Quản lý, bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Phước), xác nhận việc người dân ồ ạt vào rừng hái quả ươi tại nhiều khu rừng ở Bình Phước xuất hiện từ đầu tháng 4.2024. "Vừa qua, khi trình kế hoạch bảo vệ, phòng chống cháy rừng vào mùa khô, chúng tôi đã tham mưu đề xuất Sở NN-PTNT cũng như UBND tỉnh Bình Phước phương án tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng, đặc biệt là cây ươi", ông Tùng cho biết.

Ông Tùng nói thêm: "Khi cây ươi vào mùa rộ quả, tôi cũng đã yêu cầu tất cả cán bộ chuyên trách, cũng như lực lượng tăng cường vào rừng tuần tra thường xuyên 24/7, nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm để xử lý theo quy định. Qua báo cáo của lực lượng tuần tra, nhiều người dân chia theo từng nhóm và chọn các khu rừng rậm, sâu, không có người qua lại để dựng chòi lá, chòi bạt… làm nơi trú ngụ trong rừng săn tìm ươi. Trong quá trình tuần tra, lực lượng kiểm lâm đã phá dỡ nhiều chòi lá tạm bợ này, ngoài ra lực lượng tuần tra cũng đã theo dõi, phục kích bắt quả tang một nhóm đang chặt hạ cây ươi tại khu rừng thuộc H.Bù Gia Mập".

Quả ươi bay đang cho giá trị kinh tế rất cao

Quả ươi bay đang cho giá trị kinh tế rất cao

Ông Tùng nhìn nhận do đặc thù rừng ở Bình Phước rộng lớn, rậm rạp... nên các nhóm đi hái ươi khi phát hiện có lực lượng tuần tra sẽ né tránh hoặc trốn vào bụi, việc này cũng gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng. Chính vì thế, một số nơi xuất hiện những cây ươi bị chặt cành, tỉa ngọn thậm chí là đốn hạ.

Về vấn đề này, ông Phạm Thụy Luân, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước, cho biết ngay từ đầu năm, theo chỉ đạo của UBND tỉnh về việc chuẩn bị công tác phòng, chống cháy rừng có kèm theo công tác quản lý chặt những khu vực có cây ươi sinh trưởng. Đặc biệt, những cây có quả, nếu phát hiện đối tượng chặt phá cây ươi thì sẽ xử lý nghiêm theo quy định. "Còn việc có người vào rừng chặt hạ cây ươi như PV Báo Thanh Niên phản ánh, tôi sẽ cho cán bộ phụ trách đi kiểm tra, rà soát lại", ông Luân nói.

Có thể bạn quan tâm

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.