Nữ nhà báo Singapore mơ về những bãi biển Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhà báo Toh Ee Ming của Singapore choáng ngợp trước những bãi biển hoang sơ, những làng chài cổ kính và những cồn cát đẹp như tranh vẽ ở Việt Nam.

Kênh Channel NewsAsia ( CNA) của Singapore vừa đăng một bài của nữ nhà báo Toh Ee Ming, một cây viết khá nổi tiếng chuyên về du lịch thường viết cho South China Morning Post, Associated Press, Southeast Asia Globe, v.v.

Nhà báo Toh Ee Ming tại đồi cát Mũi Né.
Nhà báo Toh Ee Ming tại đồi cát Mũi Né.

“Hầu hết người Singapore thường đến những nơi như TPHCM, Hà Nội hoặc Đà Nẵng hay Hội An. Nhưng những người tìm kiếm thứ gì đó ít nhàm chán hơn có thể không nhận ra rằng bờ biển miền Trung Việt Nam có rất nhiều viên ngọc tiềm ẩn - từ những bãi biển cát trắng hoang sơ với làn nước trong xanh như ngọc, những ngọn núi tươi tốt, những làng chài cổ kính và những cồn cát như tranh vẽ”, Toh Ee Ming viết.

Choáng ngợp Phan Thiết

Nữ nhà báo này kể, vào tháng 3-2024, cô bay từ Singapore đến TPHCM và sau đó là quãng đường lái xe uốn khúc kéo dài ba giờ đến Phan Thiết, thủ phủ của tỉnh Bình Thuận.

Ngày hôm sau thật sự là ngày choáng ngợp của Toh khi cô và những nhà báo trong đoàn được chào đón bởi một đoàn xe jeep với nhiều màu sắc cổ điển tươi sáng khác nhau, có cả hướng dẫn viên nói tiếng Anh của hãng Muine Express.

Toh Ee Ming được đón chào bằng đoàn xe jeep đầy màu sắc. Ảnh Toh Ee Ming.

Toh Ee Ming được đón chào bằng đoàn xe jeep đầy màu sắc. Ảnh Toh Ee Ming.

“Từng là một thị xã hẻo lánh ít người biết đến, nơi này đã lọt vào tầm ngắm toàn cầu vào năm 1995 do hiện tượng nhật thực hiếm gặp. Kể từ đó, Phan Thiết trở thành một điểm đến và nay là nơi nghỉ ngơi cuối tuần nổi tiếng dành cho du khách muốn nghỉ ngơi ở bãi biển”, hướng dẫn viên Lê Tuấn Anh, một cựu giáo viên địa lý và lịch sử, giải thích.

“Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là Suối Tiên có cái tên lạ lùng ở Mũi Né. Chúng tôi cởi giày và lội xuống dòng nước sâu đến mắt cá chân. Phía trên chúng tôi, sự kết hợp ấn tượng giữa những vách đá vôi trắng và cát đỏ son đã tạo nên một khung cảnh giống như sa mạc”, nữ nhà báo chia sẻ.

Suối Tiên điểm dừng chân đầu tiên của nữ nhà báo. Ảnh Toh Ee Ming.
Suối Tiên điểm dừng chân đầu tiên của nữ nhà báo. Ảnh Toh Ee Ming.

Cũng đúng thôi, Suối Tiên một con suối cạn nhưng đẹp kỳ lạ đến nỗi khi đến đây, cây viết Bryan Reyes của trang du lịch nổi tiếng The Travel đã phải viết “Suối Tiên, nơi có những nhũ cát, không cần bà Tiên cũng thật kỳ ảo”.

“Tôi rất thích thú khi biết rằng Phan Thiết được biết đến là nơi sản sinh ra nước mắm Việt Nam, có lịch sử 300 năm kể từ thời Vương quốc Champa. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều nhà máy sản xuất nước mắm ở đây và thậm chí còn có một bảo tàng nước mắm”, Toh Ee Ming cung cấp.

Nhóm trải nghiệm trên xe địa hình ATV. Ảnh Toh Ee Ming.

Nhóm trải nghiệm trên xe địa hình ATV. Ảnh Toh Ee Ming.

“Hầu hết mọi người đều biết đến Mũi Né nhờ các địa điểm địa chất độc đáo của Đồi Cát Trắng và Đồi Cát Đỏ. Những gì tôi đã mong đợi là một chuyến lái xe ATV (All Terrain Vehicle, loại xe với thiết kế 4 bánh nhưng lại có tay lái kiểu -NV) nhàn nhã lên những cồn cát hóa ra lại là một trong những chuyến đi điên rồ nhất trong cuộc đời tôi. Người lái xe của chúng tôi phóng đi với tốc độ tối đa, gió và cát quất vào mặt tôi một cách điên cuồng. Ngay sau đó, chúng tôi chuẩn bị tinh thần cho thử thách tiếp theo, thả chiếc ATV gần như thẳng đứng xuống cồn cát. Khi cú sốc ban đầu qua đi, cảm giác hưng phấn, sống động mãnh liệt lại ập đến”, nữ nhà báo thích thú.

Đồi cát. Ảnh Toh Ee Ming.

Đồi cát. Ảnh Toh Ee Ming.

Cũng giống như cây viết Bryan Reyes khi đến các đồi cát đã viết:“Hãy đến Mũi Né vì du khách không chỉ thưởng thức những bờ biển nguyên sơ ở đây mà còn khám phá những đồi cát rộng lớn tuyệt đẹp.

Các đồi cát ở điểm đến ven biển này có màu đỏ hoặc trắng và du khách có thể đến đây trải nghiệm trượt trên cát, chiêm ngưỡng và thỏa mãn với nhiều hình dáng, màu sắc, độ tương phản…của đồi cát ở từng thời điểm khác nhau”.

Mơ về bãi biển Việt Nam

Toh Ee Ming cũng kể về chặng thứ hai của chuyến đi khi dừng chân tại Làng gốm Bàu Trúc của người Chăm, một trong những làng nghề lâu đời nhất ở Ninh Thuận.

“Chúng tôi quan sát cách phụ nữ Chăm giữ đất sét ở tư thế cố định và đi vòng quanh, dùng tay nhào nặn đất sét một cách bài bản”, Toh viết.

Người Chăm làm gốm Bàu Trúc. Ảnh Toh Ee Ming.

Người Chăm làm gốm Bàu Trúc. Ảnh Toh Ee Ming.

Cuộc hành trình của nữ nhà báo này không dừng lại ở những bờ biển tuyệt đẹp, yên bình mà còn đi qua những vườn nho tươi tốt và những cánh đồng tua-bin gió khổng lồ. Cả đoàn cũng được Đà Lạt và Toh viết: “Nơi được mệnh danh là Paris thu nhỏ của Việt Nam với những thung lũng sâu và rừng thông mà mọi người có thể đuổi theo mây”.

Nữ nhà báo này cũng thích thú trải nghiệm chuyến phiêu lưu của mình ở Công viên thám hiểm Kong Fores, Hòn Bà, Khánh Hòa khi tham gia đu dây; đi bè qua thác ghềnh và chuyến đi xe ATV xuyên rừng…

Vượt thác ở Kong Forest. Ảnh Toh Ee Ming.

Vượt thác ở Kong Forest. Ảnh Toh Ee Ming.

“Bỏ những rủi ro sang một bên, trải nghiệm tuyệt vời nhất đối với tôi là được nằm trong số ít người hiếm hoi mạo hiểm đến một vùng ít người qua lại ở Việt Nam”, Toh Ee Ming “khoe” chiến tích.

“Đáng tiếc là chúng tôi không có cơ hội khám phá Vịnh Vĩnh Hy nơi hình ảnh trực tuyến cho thấy khung cảnh tuyệt đẹp của làn nước trong xanh ngọc lục bảo tràn ngập sinh vật biển với những rạn san hô đầy màu sắc”, nữ nhà báo tiếc nuối.

Một góc resort sát bãi biển nơi Toh Ee Ming lưu trú. Ảnh Toh Ee Ming.

Một góc resort sát bãi biển nơi Toh Ee Ming lưu trú. Ảnh Toh Ee Ming.

“Bất đắc dĩ phải rời đi, tôi dành cả giờ cuối cùng để và trò chuyện trong hồ bơi của khu nghỉ dưỡng với những người bạn đồng hành, mơ về một nơi nghỉ ngơi khác bên bờ biển Việt Nam…”, Toh Ee Ming kết thúc bài viết bằng một ước mơ mà chắc chắn cô sẽ quay lại bờ biển Việt Nam nhiều lần nữa.

Có thể bạn quan tâm

Hai lần trinh sát Trường Sa

Hai lần trinh sát Trường Sa

Trong chiến dịch giải phóng Trường Sa năm 1975, những người lính đặc công Đoàn 126 nói, họ tin tưởng hoàn toàn việc chuyên chở cho những con tàu của Đoàn 125, vốn nhiều năm dày dạn trên hành trình đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

(GLO)- Ở một “sân khấu” nhỏ trong căn nhà tại tổ 2 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), những bài ca cổ vào thập niên 80-90 của thế kỷ trước vẫn thường xuyên được cất lên bởi những người đam mê loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng vùng Nam Bộ.

Vững niềm tin chiến thắng

Vững niềm tin chiến thắng

(GLO)- Với niềm tin chiến thắng, những thầy thuốc kiên trung đã vượt mọi gian khổ, hy sinh cho đến ngày thống nhất đất nước. Trong tháng Tư lịch sử này, nhớ lại những năm tháng cống hiến sức trẻ vì độc lập, tự do của Tổ quốc, ai cũng xúc động xen lẫn tự hào.

50 năm vẹn nguyên ký ức

50 năm vẹn nguyên ký ức

Ở tuổi 83, cơ thể chằng chịt vết thương của những trận đánh sinh tử, nhưng ký ức về trận đánh cuối cùng tiến về Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn vẹn nguyên trong trái tim, mãi mãi khắc ghi trong máu thịt Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh....

Những người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

E-magazineNhững người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

(GLO)- Đồng hành cùng sự sáng tạo, đổi mới của người trẻ, các tổ chức Đoàn-Hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai không chỉ là điểm tựa vững chắc mà còn trở thành bệ phóng, giúp họ tự tin bứt phá, vượt qua giới hạn bản thân và lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc sâu rộng trong cộng đồng.

Chuyện cả gia đình làm cách mạng - Kỳ 1: Gia đình anh hùng

Chuyện cả gia đình làm cách mạng - Kỳ 1: Gia đình anh hùng

Về miền trong đã lâu nhưng thói quen uống trà từ ngày trên đất bắc, ông Hồ Bút vẫn còn giữ. Bên ấm trà nghi ngút khói, qua lời kể của mình, ông đưa tôi về lại làng Tam Hải, huyện Núi Thành (Quảng Nam), nơi ông sinh ra và lớn lên những ngày tháng tươi đẹp đầu đời, những ngày được ở bên ba mẹ.