Xuân trên Nhà giàn DK1 - Bài 3: 'Mùa xuân đầu tiên' của lính nhà giàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những người lính hải quân hầu như ai cũng muốn một lần được đón tết trên nhà giàn. Bao thế hệ chiến sĩ, người đến, người đi nhưng mỗi khi nhắc đến không khí vui xuân trên “cột mốc” chủ quyền cũng vẹn nguyên niềm hạnh phúc rạng ngời.

Giây phút ấy, thiêng liêng không khác gì tình yêu mà các chiến sĩ dành cho Tổ quốc...

Đoàn công tác vẫy tay chào cán bộ, chiến sĩ trên Nhà giàn DK1/16. Ảnh: ALĂNG NGƯỚC

Đoàn công tác vẫy tay chào cán bộ, chiến sĩ trên Nhà giàn DK1/16. Ảnh: ALĂNG NGƯỚC

Món quà “đặc biệt”

Những ngày có mặt trên con tàu theo chuyến hải trình “mang mùa xuân lên các nhà giàn”, chiến sĩ trẻ Trần Công Đức (19 tuổi, ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) không khỏi tự hào khi nghĩ đến tháng ngày cùng anh em đồng đội sống trên nhà giàn, góp sức cho nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền. Trước khi được phân công đi Nhà giàn DK1/19 (cụm Quế Đường), Đức là hạ sĩ, có gần một năm đi nghĩa vụ quân sự tại Tiểu đoàn DK1, thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải Quân.

Trần Công Đức kể, vài tháng trước, khi nhận được cuộc gọi từ một người bạn đang công tác ở nhà giàn, anh thấy mình có duyên với biển nên viết đơn đăng ký tình nguyện bảo vệ chủ quyền biển đảo. “Ba mẹ biết ý định của mình, cũng ra sức ủng hộ giúp mình có thêm động lực để vượt qua sóng gió, yên tâm công tác trên biển” - Đức chia sẻ.

Hành trang trong chiếc ba lô nhận nhiệm vụ ở nhà giàn, Đức cất rất kỹ những gói mứt dừa và hộp bánh xuân - món quà người thân mang đến gửi trước lúc anh lên đường.

Đức nói, tất cả sẽ được dành trong ngày đầu năm mới, góp thêm không khí xuân cùng đồng đội. Món quà khác, đặc biệt hơn mà Đức không muốn tiết lộ, đó là bức ảnh chụp chung các thành viên trong gia đình để ngắm mỗi khi nhớ đất liền và người thân.

Trước đây, Đức từng có chú và cậu ruột là chiến sĩ nhà giàn. Điều đó như tiếp thêm động lực giúp anh tự tin khi nhận nhiệm vụ “giữ biển”. Hôm Đức rời tàu Trường Sa 16 lên nhà giàn, trên môi luôn nở nụ cười chào những người anh em ở đơn vị cũ.

“Năm nay, lần đầu tiên mình đón tết ở nhà giàn nên xen lẫn niềm vui với sự hồi hộp. Mình quyết giữ vững tinh thần vượt khó, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ cấp trên giao phó” - Đức chia sẻ, rồi vẫy tay chào trước khi theo xuồng trung chuyển lên nhà giàn.

Trong chuyến hải trình thăm, chúc tết các nhà giàn của 2 tàu Trường Sa 16 và Trường Sa 04 lần này, Trần Công Đức không là cá biệt. Bởi có đến 5 tân binh khác cũng nhận nhiệm vụ tại các nhà giàn.

Mỗi người một câu chuyện, mỗi hoàn cảnh nhưng điểm chung đều mang theo món quà “đặc biệt” và ý nghĩa nhất của đời mình. Trong câu chuyện của những người lính trẻ, tết đầu tiên ở nhà giàn đều gợi lên niềm háo hức, như hành trang thôi thúc họ lên đường.

Càng thêm yêu Tổ quốc

Ở Nhà giàn DK1/21 (cụm Ba Kè), có đến 4 chiến sĩ trẻ lần đầu tiên đón tết ở biển. Tất cả chỉ vừa bước sang tuổi 20, phơi phới niềm tin sức trẻ. Hơn 1 tháng làm nhiệm vụ ở nhà giàn, Trung sĩ Vũ Minh Khánh (quê ở tỉnh Đồng Nai) đã quen dần với môi trường biển đảo nên rất thoải mái cùng đồng đội chuẩn bị đón tết. Khánh nói, đây là cái tết đầu tiên anh xa nhà, và cũng là lần đầu được đón ở nhà giàn. Vì thế, cảm giác lúc nào cũng nôn nao, đầy hứng khởi.

Trần Công Đức vẫy tay chào trước khi lên nhà giàn.

Trần Công Đức vẫy tay chào trước khi lên nhà giàn.

Chừng như, nắm bắt tâm lý của chiến sĩ trẻ, các chỉ huy nhà giàn linh hoạt tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm vui xuân giúp các chiến sĩ vơi đi nỗi nhớ nhà. “Lên nhà giàn rồi mới thấy mình càng yêu Tổ quốc hơn bao giờ hết.

Những người trẻ như chúng tôi luôn xem nhiệm vụ trên nhà giàn là hành trình góp sức bảo vệ chủ quyền, bảo vệ Tổ quốc. Tết xa gia đình, nhưng chúng tôi được sưởi ấm bằng tình đồng đội, sự quan quan tâm của người dân ở đất liền nên lúc nào cũng thấy mình trưởng thành hơn” - Trung sĩ Vũ Minh Khánh chia sẻ.

Tết của chiến sĩ trên tàu trực

Từng có thời gian làm nhiệm vụ trên tàu trực giữa biển, Đại úy Thang Huy Nam - Chính trị viên Nhà giàn DK1/21 (cụm Ba Kè) kể, có năm, anh em đón tết trên tàu trong điều kiện thời tiết hết sức bất lợi. Sóng to gió lớn, lúc vừa trang trí không gian “vui xuân đón tết” xong, chừng 30 phút sau mọi thứ đã bị lật tung bởi sóng gió. Chừng quá quen với cuộc sống nơi “đầu sóng ngọn gió”, với các chiến sĩ, đó cũng là kỷ niệm đẹp và không thể quên trong cuộc đời binh nghiệp.

Chúng tôi đi qua nhiều nhà giàn, nơi nào cũng thấy rạo rực bầu không khí tết. Các chiến sĩ, dù có người đã qua chục lần đón xuân ở biển, người chỉ vừa bắt đầu cảm nhận niềm vui, nhưng trong ánh mắt của họ đều chung cảm xúc dâng trào.

Nói như Hạ sĩ Trần Đăng Khoa - chiến sĩ Nhà giàn DK1/19, lần đón tết này sẽ như một trải nghiệm đáng nhớ trong bước ngưỡng thanh xuân của những người lính trẻ. Vượt qua sóng gió, các chiến sĩ trẻ với tinh thần nhiệt huyết đã rèn thêm bản lĩnh kiên cường, cùng góp sức cho nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên biển.

“Mình chỉ đến nhận nhiệm vụ tại nhà giàn hơn tháng nay, và cảm thấy rất vui, tự hào khi lần đầu tiên đón tết ở nơi được xem là cột mốc chủ quyền của Tổ quốc” - Hạ sĩ Trần Đăng Khoa tâm sự.

Câu chuyện của Trần Đăng Khoa làm tôi nhớ đến “ký ức xuân” của Thiếu tá Bùi Đức Á - cán bộ quân y Nhà giàn DK1/9 (cụm Ba Kè). Anh Á đã có hơn 10 lần ăn tết trên biển. Trở thành chiến sĩ hải quân từ năm 1997, chuyến công tác nhà giàn đầu tiên của anh chỉ kéo dài hơn 6 tháng. Liên tục những năm sau đó, anh lần lượt được phân công công tác tại các đơn vị nhà giàn khác nhau, gắn bó với nhiệm vụ “canh biển” và bảo đảm sức khỏe của cán bộ chiến sĩ.

Nhiều năm ăn tết trên biển, Thiếu tá Bùi Đức Á nói, lần nào đến độ xuân về cũng thấy tâm trạng nôn nao. Bởi gần như năm nào anh em chiến sĩ nhà giàn cũng đều nhận được tình cảm của đồng bào ở đất liền gửi tặng. Những món quà ý nghĩa đó, như nguồn động viên lớn lao giúp anh em yên tâm công tác và làm tròn nhiệm vụ canh giữ biển trời Tổ quốc.

“Ở biển nhiều năm, đặc biệt là được đón tết trên các nhà giàn mới cảm nhận hết được tình yêu Tổ quốc thiêng liêng đến nhường nào. Bởi khoảnh khắc xuân trên nhà giàn thật ý nghĩa và ấm cúng, như hành trang kỷ niệm không bao giờ quên trong cuộc đời binh nghiệp của mỗi chiến sĩ hải quân từng gắn bó với nhà giàn” - Thiếu tá Bùi Đức Á nói.

* * *

Buổi sáng cuối cùng ở biển, sóng gió trở nên dịu êm lạ thường. Con tàu Trường Sa 16 chở đoàn công tác dần rời xa tuyến Nhà giàn DK1/2 (cụm Phúc Tần), trở về đất liền. Những cánh tay vẫy chào tiễn biệt nhau trong vô ngần cảm xúc.

Tàu chầm chậm đi qua sát nhà giàn, các chiến sĩ tập trung trước ban công tầng 1 của “cột mốc” chủ quyền, cầm lá cờ Tổ quốc phất cao trong gió biển. Bất chợt, từ tàu Trường Sa 16 vang lên giai điệu bài hát “Lính nhà giàn đón xuân” của nhạc sĩ Thập Nhất. Tiếng hát hòa cùng nhịp sóng vỗ, mênh mang về tới đất liền…

----------------------- Bài cuối: "Anh đi, giữ miền biên giới"

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.