Xuân trên Nhà giàn DK1 - Bài 1: Quà tết gửi từ đất liền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Có quá nhiều cảm xúc cho những cuộc gặp giữa đoàn công tác từ đất liền với cán bộ, chiến sĩ tại các Nhà giàn DK1, tàu trực và các cơ quan dân chính đảng huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Chuyến hải trình kéo dài hơn 2 tuần lễ, được ví như hành trình góp thêm mùa xuân cho các chiến sĩ xa đất mẹ đang ngày đêm làm nhiệm vụ canh giữ biển trời.

Có quá nhiều cảm xúc cho những cuộc gặp giữa đoàn công tác từ đất liền với cán bộ, chiến sĩ tại các Nhà giàn DK1, tàu trực và các cơ quan dân chính đảng huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Chuyến hải trình kéo dài hơn 2 tuần lễ, được ví như hành trình góp thêm mùa xuân cho các chiến sĩ xa đất mẹ đang ngày đêm làm nhiệm vụ canh giữ biển trời.

Các chiến sĩ triển khai công tác cẩu xuồng. Ảnh: ALĂNG NGƯỚC

Các chiến sĩ triển khai công tác cẩu xuồng. Ảnh: ALĂNG NGƯỚC

Con tàu Trường Sa 16 của Lữ đoàn 125 (Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân) dần xa đất liền, chở theo hơn 10 tấn hàng tết gửi ra cán bộ, chiến sĩ tại các Cụm Kinh tế - khoa học - dịch vụ trên thềm lục địa phía nam (gọi tắt là Nhà giàn DK1).

Đây là con tàu thứ hai vượt biển theo chương trình thăm, chúc tết của đoàn công tác đến với cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại các Nhà giàn DK1 và cơ quan dân chính đảng thuộc huyện Côn Đảo của Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân. Vượt qua sóng gió đại dương, chuyến đi như tiếp thêm tình xuân nồng ấm giữa mênh mông sóng nước…

Các chiến sĩ bốc xếp hàng tết chuẩn bị gửi tàu lên nhà giàn. Ảnh: ALĂNG NGƯỚC

Các chiến sĩ bốc xếp hàng tết chuẩn bị gửi tàu lên nhà giàn. Ảnh: ALĂNG NGƯỚC

Tiếp cận nhà giàn

Phải mất 3 ngày 2 đêm vượt sóng từ đất liền, chúng tôi mới tiếp cận được Nhà giàn DK1/9, cụm Ba Kè. Lúc này, đã quá trưa, nắng ràn rạt dội xuống con tàu. Sau nhiều ngày “ăn sóng”, đoàn công tác gần như lả người. Nhưng, như có phép màu, khi loa phóng thanh thông báo đang tiếp cận nhà giàn đầu tiên, từ các buồng tàu ai cũng bật dậy, ùa ra boong để… tận mắt chiêm ngưỡng.

Tình quân dân giữa biển

Ngày thứ 9 theo chuyến hải trình, khi tàu Trường Sa 16 vừa tiếp cận Nhà giàn DK1/7 (cụm bãi Huyền Trân) thì gặp một tàu cá đang hành nghề trên biển. Biết đoàn công tác từ đất liền, một lúc sau, 2 ngư dân chèo thuyền thúng mang 3 con cá ngừ, ước trọng lượng mỗi con nặng chừng 20kg đến tặng. Ngư dân cho biết quê ở Quảng Ngãi, gặp được anh em từ đất liền ở giữa đại dương nên rất vui và bày tỏ tấm lòng bằng “quà của biển”. Đáp lại tình cảm của ngư dân, các chiến sĩ hải quân tặng lại một ít thịt heo, rau xanh, hoa quả và một ít rượu gạo trong niềm vui tình quân dân vỡ òa.

Sóng lớn, khi chỉ cách nhà giàn khoảng chừng 500m, lúc này tàu thả neo. Các chiến sĩ của tàu được lệnh làm nhiệm vụ trung chuyển hàng tết gửi tặng cán bộ, chiến sĩ nhà giàn.

Một chiếc xuồng được trưng dụng để làm phương tiện trung chuyển hàng hóa. Chỉ huy đoàn công tác liên tục yêu cầu các chiến sĩ khẩn trương, cẩn trọng bốc xếp hàng, bởi thời tiết càng lúc xấu đi.

Bằng tinh thần đồng đội, không lâu sau, từng lô hàng được cẩu lên, rồi cẩn thận đặt bên trong khoang của chiếc xuồng để các chiến sĩ vượt sóng trung chuyển. Sóng càng ngày càng lớn, biển dập dềnh bọt nước, phải gần 1 giờ đồng hồ, việc trung chuyển hàng mới hoàn tất.

Phía bên kia nhà giàn, để tiếp nhận lương thực, các chiến sĩ phải thả cần cẩu xuống tiếp ứng.

Mọi ánh mắt dõi theo cho đến khi chiếc xuồng tiếp cận được nhà giàn, cần cẩu nhấc từng lô hàng lên một cách an toàn thì cả đoàn mới thở phào. Những tràng pháo tay rộn ràng khích lệ tinh thần của các chiến sĩ trên tàu.

Lần trung chuyển tiếp theo cũng không dễ dàng, mọi thứ lặp lại như cũ. Có thời điểm, sóng tạt lút mui xuồng chở các chiến sĩ, nhưng cả đoàn vẫn cố gắng vượt qua sóng gió, mang quà tết ý nghĩa của quân và dân đất liền gửi tặng chiến sĩ nhà giàn. Giữa mênh mông sóng nước, bóng người nhỏ dần, chỉ còn thấy rõ những bao lương thực dập dềnh theo con nước khơi xa.

Các chiến sĩ bốc xếp hàng tết chuẩn bị gửi tàu lên nhà giàn.

Các chiến sĩ bốc xếp hàng tết chuẩn bị gửi tàu lên nhà giàn.

Kết thúc đợt trung chuyển hàng lên nhà giàn đầu tiên, chỉ huy đoàn ra lệnh neo tàu gần khu vực bãi Ba Kè. Vị trí này cách Nhà giàn DK1/9 chừng 1km. Tối hôm đó, chúng tôi đứng trên boong tàu ngắm biển, hứng từng đợt gió Đông Nam mát lạnh. Phía khơi xa, những tàu cá ngư dân lô nhô theo chiều sóng…

Vượt sóng dữ chúc tết

Sáng sớm hôm sau, chúng tôi thức giấc bởi tiếng động cơ khởi động của tàu. Chuyến hành quân tiếp tục, đưa Đại tá Trần Chí Tâm - Phó Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân và các nhà báo lên thăm, chúc tết cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại Nhà giàn DK1/9. Lúc này, đồng hồ báo hơn 7 giờ, thời tiết ngày một xấu đi khiến việc trung chuyển gặp nhiều bất lợi.

Đoàn phóng viên di chuyển lên nhà giàn.

Đoàn phóng viên di chuyển lên nhà giàn.

Mọi thứ đã sẵn sàng, từng chiếc xuồng trung chuyển làm nhiệm vụ đưa 15 nhà báo và chỉ huy đoàn vượt sóng. Nhà giàn lúc này đang rất gần, cảm giác có thể với tay để chạm. Các lực lượng bố trí 3 đợt trung chuyển. Ba hồi còi tàu vang để chào theo điều lệnh quân đội.

Phía bên kia nhà giàn, các chiến sĩ đã chờ sẵn để đón đoàn công tác. Sau gần mươi phút chòng chành trên biển, cuối cùng chúng tôi cũng lên được nhà giàn, với sự hỗ trợ tích cực của các chiến sĩ. Cảm giác lúc đu dây cần cẩu treo mình giữa không trung, hệt như đang bay lượn ở một nơi “sương muối” đầy thú vị.

Hơn 12 năm công tác trong nghề, Thượng úy Nguyễn Văn Nghĩa - Chính trị viên tàu Trường Sa 16 nói, quá trình hạ xuồng được xem là nguy hiểm nhất khi tiếp cận nhà giàn.

Bởi, thời tiết trên biển thường có gió mạnh, mặt biển tạo sóng nên việc tìm cách hạ xuồng rất khó khăn. Dù vậy, bằng kinh nghiệm và tinh thần đồng đội, các chiến sĩ hoàn thành nhiệm vụ, mặc cho sóng gió khiến mặt biển có lúc dâng cao đến gần 3m.

Trong suốt hành trình làm nhiệm vụ, Thượng úy Nguyễn Văn Nghĩa nói, điều kiện thời tiết khắc nghiệt vẫn luôn là nỗi lo lắng với chiến sĩ đưa đoàn công tác đến với nhà giàn.

“Thỉnh thoảng, vẫn xảy ra một vài sai số nhỏ. Cứ sau chuyến đi, anh em ngồi lại để rút kinh nghiệm, với quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo an toàn nhất cho các đoàn công tác theo chuyến hải trình ra khơi động viên cán bộ, chiến sĩ nhà giàn” - Thượng úy Nguyễn Văn Nghĩa chia sẻ.

Đu dây lên nhà giàn

Đu dây lên nhà giàn

Chúng tôi rẽ sóng vươn khơi, dập dềnh theo con nước. Ngay dưới chân trụ nhà giàn, biển ầm ào dội sóng. Phải rất vất vả, các chiến sĩ mới hỗ trợ đưa được từng người đu dây cáp an toàn lên nhà giàn. Sau đợt trung chuyển, nhiều người ướt sũng nhưng trên gương mặt vẫn rạng rỡ niềm vui.

Đại tá Trần Chí Tâm - Phó Tham mưu trưởng Vùng 2 Hải quân cho biết, có hai chuyến tàu Trường Sa 16 và Trường Sa 04 được huy động chở ra toàn bộ hơn 20 tấn hàng tết, từ lương thực, thực phẩm, bánh chưng, cho đến quật cảnh trang trí... tặng cán bộ chiến sĩ tại các nhà giàn, tàu trực và các cơ quan dân chính đảng huyện Côn Đảo. Riêng tàu chở lãnh đạo Vùng 2 Hải quân và báo chí theo lịch trình đi thăm các nhà giàn thuộc cụm Ba Kè, Quế Đường, Huyền Trân và Phúc Tần.

“Đây là tình cảm, món quà động viên của đảng bộ, chính quyền và nhân dân các tỉnh thành cả nước, cùng cộng đồng doanh nghiệp từ đất liền gửi ra chiến sĩ nhà giàn.

Bằng tất cả tình cảm và sự quan tâm nhất, bà con ở đất liền mong muốn các đồng chí luôn mạnh khỏe, vững niềm tin, an tâm tư tưởng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, đón một cái tết thật an vui, đầm ấm” - Đại tá Trần Chí Tâm nhấn mạnh trong buổi chúc tết cán bộ chiến sĩ Nhà giàn DK1/9.

------------------------- Bài 2: Tết ấm giữa biển

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Bài cuối: Lối mở 'hút' các nhà khoa học, nguồn nhân lực chất lượng cao

Bài cuối: Lối mở 'hút' các nhà khoa học, nguồn nhân lực chất lượng cao

Sau khi Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết 193/2025/QH15 thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia ra đời.

Mưu sinh trên những cánh rừng

Mưu sinh trên những cánh rừng

(GLO)- Việc trồng rừng đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Giai đoạn nào, công việc ấy, người lao động rong ruổi trên những cánh rừng, nhọc nhằn mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Ngôi làng ấy trải qua những năm tháng đau thương và hào hùng của chiến tranh, ngôi làng ấy cũng sinh ra người nữ anh hùng đặc biệt. Mấy mươi năm ngày đất nước thống nhất, làng anh hùng đã thay da đổi thịt, và người nữ anh hùng cũng đã bạc trắng mái đầu.