Gia Lai có 26.103 người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 3-11, UBND tỉnh Gia Lai có Quyết định số 665/QĐ-UBND về giao số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; định mức lao động hợp đồng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập khối chính quyền năm 2023.

Theo đó, năm 2023 toàn tỉnh có 26.103 người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; trong đó có 24.859 chỉ tiêu đã giao và 1.244 chỉ tiêu bổ sung cho sự nghiệp giáo dục (Mầm non 574 chỉ tiêu, Tiểu học 339 chỉ tiêu, THCS 237 và THPT 94 chỉ tiêu). Cấp tỉnh có 6.622 người (trong đó đã giao 6.521 người, bổ sung cho sự nghiệp giáo dục 101 người); cấp huyện 19.451 người, đã giao 18.308 người, bổ sung cho sự nghiệp giáo dục 1.143 người; dự phòng 30 người.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu ưu tiên tuyển dụng 1.244 chỉ tiêu bổ sung cho sự nghiệp giáo dục để đảm bảo nhân lực giảng dạy. Ảnh: Mộc Trà

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu ưu tiên tuyển dụng 1.244 chỉ tiêu bổ sung cho sự nghiệp giáo dục để đảm bảo nhân lực giảng dạy. Ảnh: Mộc Trà

Số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp là 1.714 người; trong đó, cấp tỉnh là 1.673 người (thuộc khối sở, ngành), dự phòng là 41 người.

Định mức lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập là 1.391 người. Trong đó, khối hành chính là 209 người, khối sự nghiệp là 1.182; cấp tỉnh là 537 người (khối hành chính 123 người, khối sự nghiệp 414 người; cấp huyện là 835 người (khối hành chính 86 người, khối sự nghiệp 749 người); dự phòng 19 chỉ tiêu thuộc khối sự nghiệp.

Ủy ban nhân dân tỉnh giao thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động thống nhất với Sở Nội vụ về phân bổ số lượng người làm việc, số lượng hợp đồng lao động cho từng cơ quan, đơn vị sự nghiệp trực thuộc trong phạm vi tổng số chỉ tiêu được cấp thẩm quyền giao (phân biệt từng loại hình biên chế: giáo dục mầm non, tiểu học, phổ thông, thường xuyên và dạy nghề, y tế, văn hóa, sự nghiệp khác) để bảo đảm tất cả chỉ tiêu giao phải được bố trí sử dụng đúng quy định, phù hợp nhu cầu và có vị trí việc làm cụ thể; hoàn thành việc này chậm nhất ngày 10-11-2023.

Đồng thời, khẩn trương, chủ động tổ chức tuyển dụng, sử dụng hết chỉ tiêu số lượng người làm việc được giao năm 2023 phù hợp với nhu cầu vị trí việc làm đã được phê duyệt. Đối với số lượng người làm việc được bổ sung cho sự nghiệp giáo dục phải ưu tiên tuyển dụng giáo viên để đảm bảo nhân lực giảng dạy. Tiếp tục rà soát, thực hiện nghiêm lộ trình tinh giản biên chế theo Kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

Cùng với đó, UBND tỉnh giao Sở Nội vụ hướng dẫn, theo dõi, kiểm soát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng chỉ tiêu người làm việc, định mức hợp đồng lao động, cơ cấu lại đội ngũ viên chức, thực hiện đúng lộ trình tinh giản biên chế theo quy định của Trung ương, tỉnh. Sở Tài chính đề xuất cấp thẩm quyền cân đối kinh phí chi trả lao động hợp đồng theo quy định; chủ trì đề xuất cấp thẩm quyền việc sửa đổi mức khoán kinh phí hỗ trợ cho lao động hợp đồng làm công tác hỗ trợ, phục vụ theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30-12-2022 của Chính phủ theo đúng quy định để có cơ sở áp dụng từ năm 2024.

Bảng giao số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2023; xác định số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp; định mức lao động hợp đồng.

Có thể bạn quan tâm

Chị Siu H’Teo (ở giữa, làng Phung, xã Ia Phang) phấn khởi khi kinh tế của gia đình ngày càng ổn định. Ảnh: Q.T

Đào tạo nghề: “Chìa khóa” thoát nghèo bền vững ở Chư Pưh

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Chư Pưh đã triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Qua đó, người dân được định hướng, tiếp cận nghề nghiệp mới, góp phần cải thiện thu nhập và thoát nghèo bền vững.