Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”: Trải nghiệm bổ ích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhằm tạo điều kiện để trẻ em phát huy năng lực, kỹ năng trình bày ý kiến và tham gia vào quá trình ra quyết định về các vấn đề liên quan đến trẻ em, mới đây, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ủy ban Văn hóa-Giáo dục của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ I-2023.

Những trải nghiệm thú vị

Tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”, tỉnh Gia Lai có 3 đại biểu gồm: A Jắt (lớp 8, Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Chư Păh), Bùi Thị Anh Thư (lớp 6A1, Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa), Trần Anh Kiệt (lớp 10A1, Trường THPT Nguyễn Du, huyện Krông Pa). Đây là những học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập và công tác Đội.

Phấn khởi chia sẻ cảm xúc khi được tham gia phiên họp, em Trần Anh Kiệt cho hay: “Từng theo dõi một phiên họp của Quốc hội qua ti vi nên khi được tham gia phiên họp giả định tại Hội trường Diên Hồng, em rất tự hào. Trước khi tham gia phiên họp, em đã dành thời gian để nghiên cứu về Quốc hội cũng như các chủ đề của phiên họp để có thể đưa ra ý kiến phù hợp”.

Tại phiên họp giả định, Kiệt tham gia thảo luận tổ về vấn đề phòng-chống tai nạn thương tích, bạo lực và xâm hại trẻ em. Đây cũng là vấn đề em quan tâm bởi có khá nhiều vụ việc liên quan đã xảy ra tại tỉnh Gia Lai. Kiệt cho rằng: “Bạo lực, xâm hại trẻ em để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, khiến trẻ em bị tổn thương cả về thể chất và tinh thần. Qua thảo luận, em và các đại biểu cho rằng cần trang bị kỹ năng sống để trẻ em biết bảo vệ bản thân; cần có quy định gắn trách nhiệm của cha mẹ vào việc giáo dục và bảo vệ trẻ em; tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em”.

Em Trần Anh Kiệt (bìa phải), Bùi Thị Anh Thư (ở giữa) và A Jắt được tham gia phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em". Ảnh: Minh Nhật

Em Trần Anh Kiệt (bìa phải), Bùi Thị Anh Thư (ở giữa) và A Jắt được tham gia phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em". Ảnh: Minh Nhật

Còn em Bùi Thị Anh Thư thì cho rằng: “Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và phòng-chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em là những vấn đề không mới nhưng chưa bao giờ hết “nóng”, rất cần sự chung tay, vào cuộc của toàn xã hội”.

Trong phần thảo luận tổ tại phiên họp giả định, Thư đã nêu giải pháp để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Thư cho biết: “Hiện nay, trẻ em được tiếp xúc với điện thoại thông minh và mạng xã hội từ sớm, đôi khi truy cập những ứng dụng không phù hợp hoặc bị bạo lực mạng. Em đã đề xuất có thêm những quy định nghiêm ngặt hơn để xử lý những trường hợp gây rối trên không gian mạng. Đồng thời, các liên đội cần xây dựng các Fanpage phù hợp, định hướng cho trẻ em truy cập”.

Cảm thấy vinh dự và nhận thức rõ trách nhiệm lớn lao của mình khi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”, em A Jắt chia sẻ: “Trước khi tham gia phiên họp giả định, em chưa hiểu rõ về vai trò, vị trí và cách thức hoạt động của một phiên họp Quốc hội. Trải nghiệm làm đại biểu Quốc hội lần này đã mang lại cho em nhiều kiến thức, sự tự tin và học hỏi được nhiều kỹ năng điều hành từ các bạn thiếu nhi trong toàn quốc. Em và các bạn còn được vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; dâng hương tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Bắc Sơn; tham quan Bảo tàng Quốc hội”.

Cơ hội để trẻ em nói về trẻ em

Tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” có 263 đại biểu đến từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Phiên họp được tổ chức với 2 nội dung chính: bảo vệ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng; phòng-chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em. Các em đã được đóng vai Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội, các bộ trưởng, đại biểu Quốc hội và cho ý kiến, kiến nghị về các vấn đề liên quan đến nội dung của phiên họp. Phiên họp giả định đã đưa ra nghị quyết và được gửi đến Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan làm cơ sở để nghiên cứu, ban hành những chính sách, pháp luật về các vấn đề liên quan tới trẻ em.

Các em thiếu nhi được Hội đồng Đội tỉnh tập huấn trước khi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”. Ảnh: M.N

Các em thiếu nhi được Hội đồng Đội tỉnh tập huấn trước khi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”. Ảnh: M.N

Trước khi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”, Hội đồng Đội tỉnh đã tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng để 3 đại biểu tự tin, nắm vững kiến thức liên quan. Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Siu Hương đã chia sẻ với các đại biểu về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội và đại biểu Quốc hội; thông tin về Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; hướng dẫn kỹ năng lắng nghe, tổng hợp, trình bày ý kiến tại phiên họp Quốc hội. Đồng thời, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cũng đã giải đáp một số thắc mắc của các em trong quá trình tham gia phiên họp Quốc hội giả định.

Trao đổi với P.V, anh Đỗ Duy Nam-Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh-cho biết: “Thông qua phiên họp giả định, trẻ em được trải nghiệm, tìm hiểu bộ máy cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội; khẳng định sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Qua phiên họp, các em có cơ hội phát huy năng lực, kỹ năng trình bày ý kiến, quan điểm, nhận thức và tham gia vào quá trình ra quyết định về các vấn đề liên quan đến trẻ em”.

Có thể bạn quan tâm

'No cái bụng' nhờ cánh đồng thanh niên

'No cái bụng' nhờ cánh đồng thanh niên

Cây lúa từ "cánh đồng thanh niên" không chỉ mang lại sự no đủ cho hàng trăm người dân Giẻ Triêng ở huyện vùng cao Quảng Nam, mà còn giúp bao nhiêu người vươn lên thoát nghèo. Trong hành trình đặt nền móng cho cây lúa nước nơi vùng đất gian khó này, sức trẻ đã in dấu đậm nét.

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương thuyết trình về tranh vẽ chủ đề 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: M.N

“Tiếp lửa” truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

(GLO)- Để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hiểu rõ về truyền thống 80 năm vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), các tổ chức Đoàn-Hội-Đội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã triển khai chuỗi hoạt động ý nghĩa nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm, lòng tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ.

Tập huấn kỹ năng tuyên truyền phòng-chống mua bán người cho cán bộ Đoàn huyện Đak Đoa

Tập huấn kỹ năng tuyên truyền phòng-chống mua bán người cho cán bộ Đoàn huyện Đak Đoa

(GLO)- Sáng 10-12, tại Hội trường 20-10 (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai), Văn phòng Bộ Công an phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn tổ chức chương trình tập huấn kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về phòng-chống mua bán người dành cho cán bộ Đoàn cơ sở.

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

(GLO)- Hàng trăm người dân và trẻ em ở xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã nhận được nhận những phần quà ý nghĩa tại chương trình “Áo ấm cho em” do Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai, Ban Thanh niên Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Huyện Đoàn Chư Păh, Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh trao tặng trong ngày 4-12 vừa qua.