Hội thảo khoa học di tích lịch sử địa điểm thảm sát làng Bak năm 1962.

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 16-3, tại Nhà văn hóa xã Ia Phìn, UBND huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử địa điểm thảm sát làng Bak năm 1962.

Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Chư Prông; các nhà khoa học, nghiên cứu lịch sử-văn hóa; các nhân chứng lịch sử.

Địa điểm thảm sát làng Bak (còn được viết theo nhiều cách khác nhau như “làng Bạc”, “làng Pak”…) năm 1962 là tên gọi chỉ sự kiện thảm sát của Mỹ-ngụy đối với nhân dân 2 làng Bak Ngó và Bak Yố trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Huỳnh Bá Tính

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Huỳnh Bá Tính

Vào một đêm tháng 10-1962, Trung đội vũ trang của huyện 5 (huyện Chư Prông ngày nay) cùng lực lượng du kích địa phương đã bao vây, tấn công đồn Del. Ở bên trong, khi nghe hiệu lệnh, đồng bào nổi dậy phá bung 4 cửa ấp chiến lược, phá hàng rào, châm lửa đốt nhà rồi mang theo những thứ đã chuẩn bị sẵn chạy về làng cũ trong đêm. Đàn ông, thanh niên trốn ra rừng để tránh địch truy lùng khủng bố.

Trước sự đấu tranh quyết liệt của đồng bào, cùng với sự kiện đồn Del bị tấn công, kẻ địch đã điên cuồng xả súng, ném lựu đạn vào đám đông quần chúng làm 162 người chết và bị thương, trong đó có 96 phụ nữ và trẻ em. Có gia đình 5 người đều bị giết hại, có bà mẹ trên lưng địu con nhỏ bị đạn địch bắn xuyên qua ngực chết cả mẹ và con.

Ngay sau sự kiện này, một làn sóng tuyên truyền chống càn quét, sát hại, dồn dân lập ấp diễn ra rộng khắp ở các địa phương trong tỉnh, từ đó thúc đẩy phong trào đấu tranh chống Mỹ-Ngụy phát triển thêm một bước mới.

Cuộc thảm sát làng Bak năm 1962 là một trong những sự kiện để lại nhiều đau thương, mất mát trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân ta trên địa bàn làng Bak nói riêng và cả nước nói chung.

Bà Siu H'Noanh-nhân chứng trong vụ thảm sát làng Bak đóng góp ý kiến tại hội thảo. Ảnh: Huỳnh Bá Tính

Bà Siu H'Noanh-nhân chứng trong vụ thảm sát làng Bak đóng góp ý kiến tại hội thảo. Ảnh: Huỳnh Bá Tính

Địa điểm xảy ra cuộc thảm sát làng Bak năm 1962 ngày nay được xác định là khu vực nhà mồ làng Bak, xã Ia Phìn. Việc lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tri ân sự đóng góp, hy sinh của những người đã nằm xuống trong sự kiện làng Bak năm 1962.

Tại hội thảo, các nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học đã đóng góp một số ý kiến như: thống nhất về tên gọi di tích; các mốc thời gian, diễn biến chi tiết sự kiện; phạm vi và diện tích khoanh vùng bảo vệ di tích… Qua nhiều ý kiến về tên gọi, hội thảo đã thống nhất tên gọi hồ sơ di tích là "Vụ thảm sát nhân dân làng Bak năm 1962". Các ý kiến được UBND huyện tổng hợp, bổ sung hồ sơ khoa học để trình UBND tỉnh xem xét, công nhận địa điểm thảm sát làng Bak năm 1962 là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

(GLO)- Ngày 8-5, Huyện ủy Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện nhằm học tập, quán triệt và tuyên truyền các văn bản quan trọng của Trung ương và Tỉnh ủy. Hội nghị diễn ra tại hội trường huyện, với sự tham dự đông đủ của đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các cấp.

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Tính đến ngày 4-5, toàn tỉnh Gia Lai đã khởi công xây dựng, sửa chữa 6.712 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách, người có công, đạt 82,31% kế hoạch. Hàng ngàn căn nhà tạm bợ được thay thế bằng những nhà khang trang, mở ra hy vọng mới cho nhiều gia đình.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.