Dự kiến tăng giá vé tham quan Danh thắng Ngũ Hành Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đà Nẵng-Ban quản lý Danh thắng  Ngũ Hành Sơn  cho biết sẽ thực hiện đề án nâng giá vé tham quan tại đây. Việc này nhằm có thêm nguồn thu tôn tạo di tích bởi khi Mai nhai được công nhận là Di sản tư liệu, công việc gìn giữ và bảo tồn trở nên cấp thiết.

Từ nửa cuối năm 2021 và năm 2022, nhằm kích cầu, thu hút khách du lịch đến với TP Đà Nẵng khi dịch COVID-19 được kiểm soát, Đà Nẵng miễn thu phí tham quan Danh thắng Ngũ Hành Sơn và các Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, Bảo tàng Đà Nẵng và Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Ngày 1.1.2023, người dân và du khách tham quan đã áp dụng giá vé cũ với 40.000 đồng/người; vé thang máy 15.000 đồng/lượt.

Khi tham quan động Âm Phủ, nằm dưới các ngọn núi của Ngũ Hành Sơn, du khách muốn vào trong phải mua thêm vé 20.000 đồng/lượt. Đối với học sinh, sinh viên, Danh thắng Ngũ Hành Sơn áp dụng giá vé 10.000 đồng/lượt và tham quan động Âm Phủ thêm 7.000 đồng/lượt.

Mới đây, nằm trong Danh thắng Ngũ Hành Sơn, Ma nhai đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn được xem là nhiệm vụ quan trọng cho xứng tầm với vị thế của một Di sản tư liệu thế giới.

Khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng. Ảnh: Mai Hương

Khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng. Ảnh: Mai Hương

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Văn Hiền - Trưởng Ban quản lý Danh thắng Ngũ Hành Sơn cho biết, trước đây, khi Ma nhai chưa được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu, Ban quản lý đã có đề án trình UBND thành phố xin nâng giá vé từ 40.000 lên 60.000. Đề án đã chuyển sang Sở tài chính thẩm định và chuyển lên UBND thành phố. Tuy nhiên, sau đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên đề án buộc phải tạm dừng.

"Tuy nhiên, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện đề án nâng giá vé tham quan Danh thắng Ngũ Hành Sơn để xứng tầm với di tích khu vực. Từ đó có thêm nguồn thu tôn tạo di tích. Bởi khi Mai nhai được công nhận là Di sản tư liệu, chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ và bảo tồn" - ông Nguyễn Văn Hiền nói.

Bên cạnh bài toán phát triển du lịch có trách nhiệm với di sản, việc gìn giữ di tích còn để các thế hệ mai sau còn có cơ hội được chiêm ngưỡng và hiểu hơn về một giai đoạn lịch sử của dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Trong 4 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,7 triệu lượt người, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Người châu Á đến Việt Nam du lịch nhiều nhất, đạt gần 6 triệu lượt người nhờ chính sách thị thực thuận lợi và tổ chức các ngày lễ lớn của dân tộc.

Ẩm thực truyền thống của người Bahnar đến từ làng du lịch cộng đồng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang). Ảnh: Hoàng Ngọc

Văn hóa "chắp cánh" cho du lịch Gia Lai

(GLO)- Cuộc thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm và ẩm thực truyền thống phục vụ du lịch là dịp hội ngộ của những nghệ nhân giỏi tay nghề toàn tỉnh Gia Lai, đồng thời là hành trình khơi dậy kho tàng văn hóa, kết tinh thành sản phẩm quà tặng mang dấu ấn riêng của vùng đất cao nguyên.  

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Sáng 30/4, khu vực trung tâm TPHCM rợp cờ đỏ sao vàng và kín đặc người dân đổ về xem diễu binh, diễu hành. Giữa dòng người reo hò là hình ảnh du khách nước ngoài đội nón tai bèo, quấn khăn rằn, hòa mình vào không khí hào hùng của đại lễ 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước.

Cận kề 30.4, dòng người tranh thủ check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'

Cận kề 30.4, dòng người tranh thủ check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'

Không chỉ bạn trẻ ở TP.HCM, những người trẻ ở tỉnh, thành khác cũng về thành phố để hòa mình vào các hoạt động kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất. Tranh thủ ngày cận kề 30.4, không muốn bỏ lỡ cơ hội nên từ sáng sớm hôm nay dòng người nao nức check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.