Quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ra Quyết định số 72/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh.


Theo quy định trên, đối với di tích quốc gia đặc biệt, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt phù hợp với thực tế địa phương, phạm vi và quy mô di tích. Ban Quản lý trực thuộc UBND tỉnh quản lý, gồm đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, UBND cấp huyện nơi có di tích; các tổ chức, cá nhân có liên quan, những người am hiểu về di tích (nếu có) và các quy định về di sản văn hóa.

Một bộ sưu tập gốm cổ được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai. Ảnh: Lam Nguyên

Một bộ sưu tập gốm cổ được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai. Ảnh: Lam Nguyên

Đối với di tích quốc gia, UBND cấp huyện nơi có di tích căn cứ vào số lượng, giá trị, quy mô của di tích trên địa bàn thành lập tổ chức quản lý, bảo vệ di tích, thành phần gồm lãnh đạo UBND cấp huyện, lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, các phòng, ban, đơn vị, hội, đoàn thể có liên quan của cấp huyện; phân công nhiệm vụ quản lý, bảo vệ di tích cho tổ chức, cá nhân liên quan. Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp tham gia quản lý cùng các địa phương.

Đối với các di tích cấp tỉnh, UBND cấp huyện nơi có di tích căn cứ quy mô, số lượng, giá trị di tích thành lập tổ chức quản lý, bảo vệ hoặc giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ di tích cho các đơn vị chức năng liên quan hoặc UBND cấp xã.

Đối với di tích trong danh mục kiểm kê hàng năm, UBND cấp huyện phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh mục. Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổng hợp, trình UBND tỉnh điều chỉnh danh mục vào cuối quý III hàng năm. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có di tích giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ di tích cho các đơn vị chức năng liên quan.

Đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; tổ chức thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký; thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận bảo vật quốc gia theo quy định.

Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, đầu tư, tôn tạo di tích được bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước theo phân cấp hiện hành, nguồn xã hội hóa và nguồn thu từ các hoạt động của di tích. Hàng năm, UBND các cấp đảm bảo ngân sách cho việc lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích; bố trí kinh phí và tổ chức huy động xã hội hóa để thực hiện công tác trùng tu, tôn tạo, bảo vệ di tích. Việc trùng tu, tôn tạo phải đảm bảo không phá vỡ những yếu tố gốc cấu thành di tích.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn bắp của ba

(GLO)- Nhiều năm ở phố nhưng tôi đã quen với đất đồng, quen với sự bình yên làng mạc. Bởi vậy, hễ có dịp là tôi tranh thủ về quê, chẳng nhất thiết là phải cuối tuần.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Ngắm loạt tranh Tây Nguyên của danh họa Việt Nam

Ngắm loạt tranh Tây Nguyên của danh họa Việt Nam

(GLO)- Lần đầu tiên, hơn 60 tác phẩm về Tây Nguyên do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lưu giữ đã được giới thiệu rộng rãi đến công chúng Phố núi Pleiku, trong đó có tranh của nhiều danh họa mà tên tuổi đã ghi đậm dấu ấn trong nền mỹ thuật hiện đại.

Khơi dậy ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc cho thiếu nhi Gia Lai

Khơi dậy ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc cho thiếu nhi Gia Lai

(GLO)- Để học sinh thể hiện sự hiểu biết về văn hóa dân tộc, tổ chức Đoàn-Đội các cấp của tỉnh Gia Lai triển khai hoạt động vẽ tranh, trình diễn trang phục truyền thống…Các hoạt động góp phần khơi dậy ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Các em học sinh trải nghiệm đan gùi với nghệ nhân làng Ngơm Thung, xã Ia Pết, huyện Đak Đoa. Ảnh: L.N

Sức sống di sản

(GLO)- Tham gia một sự kiện quy mô song các nghệ nhân gần như không trình diễn mà như đang trong buổi sinh hoạt văn hóa vẫn thường diễn ra tại buôn làng; khách tham quan cũng được hòa mình vào những trải nghiệm không thể thú vị hơn tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024.

Vũ khúc cao nguyên

Vũ khúc cao nguyên

(GLO)- Tháng 11, dã quỳ xúng xính váy hoa bung xòe nơi cao nguyên đất đỏ. Dã quỳ như cô gái nhỏ vẫn chung tình thao thiết với cái hẹn nắng lộng, trời xanh.

Ký ức của ba

Ký ức của ba

Bảng khám bệnh điện tử hiển thị con số 106, tôi ngó quanh quất tìm ba tôi. Ông già lại đi lung tung đâu đó. Tôi hớt hải chạy quanh sảnh bệnh viện: “Kia rồi”, chiếc áo kaki màu xanh bộ đội.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Những món đồ cũ

Những món đồ cũ

(GLO)- Mỗi lần sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, tôi thường tần ngần ngắm nhìn những món đồ cũ. Những đồ vật vốn vô tri, nhưng khi gắn với cuộc sống con người thì chúng trở nên có hồn và có thể gợi lại những câu chuyện, kỷ niệm khó quên.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?