Tản văn: Vị rau của rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thời điểm này những tỉnh Tây Nguyên đã vào mùa mưa được mấy tháng, mùa mưa cũng là mùa sinh sôi của các loại rau rừng. Loại rau này không cần chăm bón, tưới tắm từ bàn tay của người trồng mà cứ tự nhiên mọc xanh mơn mởn, là món quà mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho vùng đất đại ngàn Tây Nguyên.
 


Mẹ tôi kể ngày xưa cách đây hơn 20 năm, khi mới chân ướt chân ráo từ ngoài Bắc chuyển vào Tây Nguyên xây dựng kinh tế mới, đời sống lúc ấy vô cùng khó khăn, bấy giờ chỉ có lạc rang muối, nước mắm chan cơm ăn qua ngày. Nhưng may mắn nhờ món quà mà mẹ thiên nhiên ban tặng nên bữa nào cũng có một đĩa rau rừng đặt trên mâm cơm. Ngày ấy, các gia đình sống hòa thuận, gia đình người đồng bào thiểu số có món ngon, họ đều mang đến nhà để chia sẻ, hôm thì con cá câu dưới suối mang về, hôm thì quả bí đỏ, vài bắp ngô, hay mấy mớ rau rừng mới hái vẫn còn tươi nguyên. Ngày ấy chẳng phân biệt người cũ, người mới, con người cứ thế nương vào nhau mà sống, thế rồi khó khăn nào cũng qua đi.
 

Ảnh tư liệu
Ảnh tư liệu


Nhớ bữa cơm nhà, tôi gọi điện về mâm cơm nhà có còn đĩa rau rừng. Tôi hỏi là hỏi như thế thôi, chứ tôi biết dạo này trên mâm cơm cũng đã thiếu đi vài món rau rừng. Lý do là vì mấy năm nay, đất đai được mở rộng để làm đất nông nghiệp, thế rồi những cánh rừng cũng thưa thớt đi nhiều. Gia đình tôi muốn ăn rau rừng từ chính tay mẹ hái thì phải đi xa, vào sâu trong rừng mới mong hái được. Còn ở chợ chiều cũng bán một số loại rau rừng. Nhưng có vài loại rau phải mang về vườn nhà trồng xong nhân giống, chăm bón rồi mang ra bán chứ giờ đi vào rừng tìm được rau như vậy cũng khó rồi. Thôi thì nhờ vậy mà mọi người mới luôn có rau rừng để ăn, rồi người trồng rau cũng đỡ đần được gia đình một phần kinh tế nhờ giống rau rừng.

Nhắc đến món rau rừng tôi yêu thích thì không thể nào bỏ qua món rau dớn xào tỏi, đơn giản vì món này dễ chế biến, lúc ăn cảm nhận rõ vị nguyên sơ của rau dớn khi chưa kết hợp với bất kỳ một loại thực phẩm nào, cọng rau vừa xào tới dai giòn sần sật, có vị hơi chua ở đầu lưỡi, nuốt xuống cổ họng lại có vị ngọt ngọt. Tôi nhớ có những bữa ăn ở nhà, chỉ ăn độc rau dớn với cơm trắng mà cũng tốn chẳng kém gì sơn hào hải vị. Đợt vừa rồi mẹ tôi cũng đóng một thùng đầy thức ăn, kèm theo mấy bó rau rừng để gửi vào thành phố tiếp tế lương thực cho con gái. Mẹ gọi vào thủ thỉ nói chia cho mọi người ở trong dãy trọ cùng ăn, sẵn tiện giới thiệu về món rau rừng Tây Nguyên mà mẹ đích thân đội mưa vào rừng hái, nghe mẹ kể mà thương không sao kể hết.

Rồi dịch bệnh sẽ nhanh chóng qua đi để trả lại nhịp sống nhộn nhịp cho thành phố này. Tôi sẽ lại được tự do trên đôi chân này, trở về bên mái nhà của mẹ, cùng gia đình ngồi bên mâm cơm có đầy đủ hương vị của núi rừng, đại ngàn Tây Nguyên.

Theo THÚY NGA (baodaknong)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ, Võ Kim Ngân

Gương mặt thơ: Võ Kim Ngân

(GLO)- Võ Kim Ngân làm thơ từ hồi còn là sinh viên ở Đại học Tổng hợp Huế, dù sau này khi ra trường, chị là một nhà báo cứng cựa, vừa viết vừa quản lý một văn phòng đại diện ở Đà Nẵng; lúc về hưu thì tham gia dạy báo chí cho một trường đại học...
Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

(GLO)- "Va vào xưa cũ, vỡ trôi..." của tác giả Vân Phi thể hiện phong cách và tâm trạng rất đặc trưng của thơ Việt Nam hiện đại. Bài thơ miêu tả một buổi chiều trong phố cũ, nơi kỷ niệm và nỗi buồn hòa quyện với nhau. Ở đó, tình cảm và thời gian dường như vẫn còn đọng lại đầy sâu lắng...
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

(GLO)- Mỗi khắc mỗi giờ của đời sống này đều cho ta những thanh âm quý giá. Tháng 9 lại đến như “ngụ ngôn mùa thu”, khiến cho ngay cả “một giọt vỡ thời gian” mà tác giả Lữ Hồng nhủ thầm được hóa thân cũng dịu dàng đến lạ.
Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

(GLO)- Những hình ảnh giản dị thân thương như hạt thóc, sân vườn, gà con, cây bồ ngót... được tác giả Vân Phi tái hiện qua nhịp thơ 6/8 theo mạch cảm xúc tự nhiên. Đọc thơ, những câu chuyện dung dị mà sâu lắng về quê hương cứ làm ta muốn "ngồi lại", "nghe quê san sớt đôi lời tri âm".
Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

(GLO)- Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đã ra đi mãi mãi ở tuổi hai mươi tại chiến trường Quảng Trị năm 1972. Chỉ còn nước mắt chảy giữa dòng tên, ru một trái tim vẫn còn đang hát, ru một con người không bao giờ mất và một tình yêu đẹp như trăng rằm...

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

(GLO)- Ngày đất nước hòa bình, những mầm xanh vươn lên mạnh mẽ. Lá cây mang hình trái tim như sự tri ân muôn đời đến những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Mỗi chiếc lá xanh là một lời nhắc nhở, nguyện ước về một cuộc sống bình yên, ấm no, mãi mãi trường tồn...
Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

(GLO)- Ai đó từng nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của trời đất”. Vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu luôn làm xao xuyến những tâm hồn lãng mạn. Bài thơ Cảm thu của tác giả Hà Hoài Phương có lẽ đã được ra đời trong sự cộng hưởng ấy...
Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

(GLO)- Sáng 27-8, tại TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khai mạc hội nghị tập huấn với chủ đề "Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới, phát triển: Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm".
Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

(GLO)- Ông hiện là Chủ tịch Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên-Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông viết nhiều thể loại và đều có thành tựu. Nhưng cái cuối cùng đọng lại, làm nên Hồ Đăng Thanh Ngọc và khẳng định tên tuổi ông trên văn đàn, chính là thơ...
U80 vẫn mê đọc sách

U80 vẫn mê đọc sách

(GLO)- Do là chỗ thân tình nên tôi vẫn gọi người phụ nữ U80 Nguyễn Thị Hồng Hợp (trú tại tổ 3, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) là chị. Mặc dù tuổi đã cao nhưng chị vẫn giữ cái tính mê đọc sách từ ngày còn son trẻ.
Văn hóa người làm báo

Văn hóa người làm báo

Cuộc trò chuyện ngắn ngủi với một đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo tỉnh (đã nghỉ hưu) sáng nay về ứng xử của một phóng viên trẻ công tác ở một tờ báo bạn làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Rõ ràng là vẫn cần nỗ lực hơn nữa trong xây dựng văn hóa người làm báo.
Thơ Bút Biển: Hoài niệm

Thơ Bút Biển: Hoài niệm

(GLO)- Hoài niệm không đơn thuần là xúc cảm thoáng qua về quá khứ mà có sự hòa lẫn nhiều cung bậc. Trong "Hoài niệm" của mình, nhà thơ Bút Biển đã nhớ về những mùa thu cũ với bao cảm xúc ngây ngô thuở thiếu thời. Để rồi, "chợt tỉnh gặp mình trong thực tại/Mỉm cười nhìn vạt nắng ngát hương".