Các món ngon từ loại rau rừng đọt mây gai Đắk Lắk chắc chắn sẽ khiến chuyến hành trình khám phá ẩm thực Tây Nguyên thêm phần đặc sắc. Hương vị ngọt bùi, đăng đắng đan xen của loại rau rừng đặc sản này, nướng hay ăn cùng các loại thịt, cá khô thì còn gì bằng.
Cá gỏi kiến vàng, với hương vị thơm ngon và sức hút đặc trưng không thể tìm thấy ở đâu khác, là món ăn truyền thống đã có từ ngàn đời nay của người dân Rơ Măm tại làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-8), UBND huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ nông sản an toàn nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Hội chợ đã thu hút hàng ngàn lượt người dân và du khách đến tham quan, mua sắm các loại nông sản đặc trưng của địa phương.
Để thu hái măng le, có nhóm không chỉ chặt cành vướng víu mà đốn cả cụm le rồi bẻ sạch, cắt sạch, xới tung lên, không chừa bất kỳ cây le nào dù búp đã lên xanh. Trông xót cả ruột...
Với suy nghĩ, trồng rau sạch không chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế cao mà còn cung ứng cho thị trường sản phẩm an toàn, chất lượng, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng; anh Nguyễn Huy Minh (thôn Nhân Hòa, xã Đan Phượng, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) đã quyết định thử sức với công việc trồng rau rừng, cụ thể là rau bò khai.
Rau bò khai, loại dây rừng đặc sản của vùng núi phía Bắc đang được trồng thành công trên đất Lâm Đồng. Một người nông dân đã và đang đưa cây bò khai phát triển mạnh, cung cấp thêm cho thị trường một loại rau ngon đồng thời làm giàu cho gia đình.
Thời điểm này những tỉnh Tây Nguyên đã vào mùa mưa được mấy tháng, mùa mưa cũng là mùa sinh sôi của các loại rau rừng. Loại rau này không cần chăm bón, tưới tắm từ bàn tay của người trồng mà cứ tự nhiên mọc xanh mơn mởn, là món quà mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho vùng đất đại ngàn Tây Nguyên.
(GLO)- Thời chiến tranh, cuộc sống của cán bộ và người dân vùng căn cứ kháng chiến rất khó khăn. Có thời kỳ, bữa ăn độn bắp độn mì với rau rừng, măng le dài dài tháng này sang tháng khác…
(GLO)- Hồi đó, nhiều người sốt nặng, phần vì cơ quan thường đóng trong các hẻm núi rất dốc của vùng rừng già Quảng Nam, phần vì ăn uống thiếu thốn. Người khỏe thì ăn củ mì với rau rừng, người đau mới được ăn cháo nấu gạo “bọc thép“ (một giống lúa địa phương có hạt gạo màu nâu rất cứng, nấu cháo cũng không mềm được).