"Cải thiện" mùa dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Giãn cách xã hội khiến cuộc sống của chúng ta thay đổi rất nhiều. Trước sự thay đổi đó, con người mất một thời gian dài mới thích nghi, nhất là những thói quen đã hiện hữu lâu dài và trở thành tính cách.
Ngọc Lan-bạn tôi viết trên trang Facebook cá nhân: “Đợt này ít bận hơn nên mày mò làm gần thành công một vài loại bánh mà trước giờ mình vẫn luôn nghĩ nó quá khả năng của mình. Như là bánh quẩy xoắn Hàn Quốc, bánh mì hoa cúc, bánh bao phiên bản trái cây, bột chiên và trồng được giá đỗ. Chưa ưng ý lắm nhưng mình sẽ luyện tập dần dần. Riêng bánh bông lan thì sau ba lần thất bại mình đã cảm thấy rất ưng ý. Cái cảm giác làm ra được bánh nó phê lắm. Giống như kiểu đi học mà giải ra được một bài toán khó vậy”.
Hoàng khoe những chậu rau trồng trên ban công mà ai nhìn cũng thích mắt. Đó là giàn mùng tơi treo lá xanh mướt mát trên bậu cửa được đan lưới. Đó là can dầu ăn năm lít được khoét đi để những bụi hành trổ lá cứng cáp, rồi tía tô giâm cành, ớt nảy mầm, những thùng xốp trước cửa cũng được tận dụng trồng sả, gừng. Nhà của Hoàng cũng giống như bao gia đình khác sống ở thành phố, đất chật, người đông, đến ở cũng chen chúc nên thừa ra khoảng nào là dặm cây vào để có thể cải thiện bữa ăn mà không phải ra phố. Hoàng nói với tôi, vì dịch bệnh phải nghỉ ở nhà nên mới chăm được chứ đi làm không có thời gian, mà chăm cũng vui, vừa dạy cho con cách trồng cây mà còn có bữa ăn tươi ngon, nhất là trong những ngày gần đây, thịt cá có thể trữ đông nhưng rau xanh thì rất khó bảo quản được lâu.
Minh họa: Thủy Ngọc
Minh họa: Thủy Ngọc
Tôi cũng như bao bà nội trợ khác, cũng lo lắng bữa ăn cho gia đình những ngày hạn chế ra ngoài để phòng-chống dịch Covid-19. Ngày đầu tiên giãn cách, tôi phát hiện ra mình chưa chuẩn bị món ăn cho tâm trí, đó là những cuốn sách. Tôi chạy qua nhà chị bạn mượn mấy cuốn sách để nhâm nhi trong mùa dịch, đồng thời mang những cuốn mới của mình sang để trao đổi. Dù các phương tiện giải trí hiện nay nhiều vô kể, nhưng sách đối với nhiều người vẫn là thứ không thể thiếu.
Dịp này, chồng tôi vỡ đám đất trống trước nhà của người quen gieo vào đó ít hạt cải. Có kinh nghiệm từ bạn bè, “thay vì trữ rau thì hãy trữ hạt giống”, vậy là chúng tôi gieo hạt lên. Ba bố con thay nhau tưới tắm, mười ngày sau, trên bàn ăn nhà tôi đã có dĩa cải mầm trộn dầu dấm tươi ngon, dậy vị.
Đọc thêm sách, nấu thêm món mới, học thêm các kỹ năng… Cải thiện để gia đình có thêm những bữa ăn ngon miệng trong bối cảnh “ai ở đâu ở yên đó” cũng là một cách để giải phóng tâm trí. Khi cuốn vào những thách thức mới, những mối quan tâm mới ta sẽ tạm quên những con số về dịch bệnh ảm đạm đang nhảy múa và điều này sẽ khiến cho tinh thần khỏe mạnh hơn. Hạnh phúc là tự mình cảm nhận. Vậy tại sao vừa cải thiện bữa ăn, vừa hạnh phúc, mình lại không thử trong những ngày dịch diễn biến phức tạp này!
TẠ NGỌC ĐIỆP

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.