Liên hoan PT-TH toàn tỉnh lần thứ 8:Sức hút từ một sân chơi chuyên nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Là lần thứ 8 tổ chức, Liên hoan Phát thanh-Truyền hình toàn tỉnh đã thực sự trở thành sân chơi hấp dẫn, thu hút sự tham gia đông đảo của đội ngũ phóng viên làm phát thanh, truyền hình trong tỉnh. Chất lượng liên hoan ngày càng được nâng tầm với các tác phẩm dự thi được đầu tư công phu, bài bản. 
Lan tỏa thông điệp yêu thương
Liên hoan Phát thanh-Truyền hình toàn tỉnh năm nay thu hút 143 tác phẩm tham gia ở 5 thể loại: phóng sự ngắn truyền hình, phóng sự dài truyền hình, phóng sự ngắn phát thanh, phóng sự dài phát thanh và chương trình phát thanh tổng hợp. Hầu hết các tác phẩm đều đã chuyển tải nhanh chóng, kịp thời, chính xác các sự kiện, vấn đề đang diễn ra tại địa phương và được dư luận quan tâm. Cùng với nhiều chủ đề nóng bỏng như “tín dụng đen”, ô nhiễm môi trường, nạn tảo hôn... thì gương người tốt, việc tốt cũng được các tác giả, nhóm tác giả phản ánh, thể hiện chân thực, tạo được dư luận tích cực. 
  Ban tổ chức trao giấy chứng nhận cho các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm đạt giải nhất. Ảnh: Phương Vi
Ban tổ chức trao giấy chứng nhận cho các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm đạt giải nhất. Ảnh: Phương Vi
Ở thể loại phóng sự dài truyền hình, tác phẩm “Lữ Hồng-Kể nỗi đau bằng nụ cười” của nhóm tác giả Hòa Giang-Thanh Vui-Mạnh Hà-Năng Hùng đã xuất sắc giành giải nhất khi kể lại câu chuyện của cô giáo bị bệnh ung thư nhưng vẫn tràn đầy nhiệt huyết, đam mê với nghề. Chia sẻ về phóng sự có thời gian thực hiện kỷ lục (2 năm), phóng viên Hòa Giang kể lại: “Khi làm phóng sự này, có lúc chúng tôi buộc phải dừng lại chờ đợi bởi Lữ Hồng nhập viện cấp cứu. Có thể nói, trong lúc mạng xã hội đầy rẫy những thông tin tiêu cực thì qua phóng sự này, thông qua nhân vật cô giáo bị ung thư vẫn sống hết mình, chúng tôi mong muốn đem đến thông điệp: Hãy hướng về những điều tốt đẹp trong cuộc sống, từ đó lan tỏa lối sống tích cực trong các bạn trẻ”.  
Phóng viên Lan Anh (Đài Truyền thanh-Truyền hình huyện Đak Pơ) cũng đã rất thành công khi thực hiện tác phẩm “Vào rẫy gọi em về” và được trao giải nhất thể loại phóng sự ngắn phát thanh. Chuyện kể về thầy giáo Tổng phụ trách Đội ở ngôi trường xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ) đầy nhiệt huyết trong việc vận động học sinh đến trường. “Quá trình tiếp cận nhân vật, cùng nhân vật đến từng nhà học sinh đã cho tôi những cảm xúc hết sức chân thật để làm nên phóng sự này. Sự hết lòng, tâm huyết với công việc của những người thầy như thế rất đáng trân quý và cần được nhân rộng”-chị Lan Anh bày tỏ.
Những tấm gương khởi nghiệp, những người tham gia gìn giữ văn hóa truyền thống ở các địa phương cũng được các tác giả quan tâm khai thác, góp phần lan tỏa, chuyển tải thông điệp tích cực, yêu thương đến với đông đảo khán-thính giả. Có thể kể đến các tác phẩm như: “Hòa trùn khởi nghiệp” (nhóm tác giả Thanh Vui-Thúy Diện-Minh Trung), “Những cánh chim không mỏi” (Kim Ngân-Ksor Tuối-Gia Cư), “Nguyễn Đắc Kiên Bình và hành trình kết nối yêu thương” (Linh Chi), “Người hòa giải uy tín với dân làng” (Hoàng Viên)...
Tính chuyên nghiệp ngày càng cao
 
Ông Nguyễn Ngọc Hùng-Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Trưởng ban tổ chức Liên hoan Phát thanh-Truyền hình tỉnh Gia Lai lần thứ 8: “Qua 8 lần tham gia Liên hoan Phát thanh-Truyền hình toàn tỉnh, từng nhà báo, từng phóng viên lại có thêm kinh nghiệm để nâng cao kỹ năng tác nghiệp cũng như chất lượng tác phẩm. Mỗi giải thưởng là một sự động viên kịp thời đối với những người làm công tác phát thanh, truyền hình, vừa là niềm vinh dự, tự hào vừa là động lực để anh chị em phấn đấu hơn nữa trong thời gian tới”.

Theo thông tin từ Ban tổ chức Liên hoan Phát thanh-Truyền hình toàn tỉnh lần thứ 8-năm 2018, sau 8 tháng triển khai, Ban tổ chức đã nhận được 143 tác phẩm dự thi của 20 đơn vị. Trong số đó có 43 phóng sự ngắn truyền hình, 18 phóng sự dài truyền hình, 48 phóng sự ngắn phát thanh, 18 phóng sự dài phát thanh và 16 chương trình truyền thanh tổng hợp của Đài Truyền thanh-Truyền hình cấp huyện. Các tác phẩm đã bám sát thực tế cuộc sống, những vấn đề được dư luận quan tâm, khắc họa những nét độc đáo văn hóa địa phương, phản ánh mọi mặt đời sống xã hội một cách chính xác, kịp thời, sâu sắc. Nổi bật là những chương trình mục tiêu lớn của cả nước, của tỉnh như: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo bền vững, công tác bảo tồn, phát huy giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên hay những bức xúc xã hội như ô nhiễm môi trường, yếu kém trong quản lý đất đai, bảo vệ rừng… Những tác phẩm được trao giải đều có tính phát hiện đề tài tốt, cách thể hiện sáng tạo, nội dung phong phú, lựa chọn ngôn ngữ báo chí phù hợp, hiệu quả, chuyển tải thông tin sinh động đến khán-thính giả. Qua 8 năm tổ chức, Liên hoan đã trở thành sân chơi chuyên nghiệp, là nơi để đội ngũ làm phát thanh, truyền hình trong tỉnh có cơ hội giao lưu, học hỏi, thể hiện trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của mình.
Phóng viên Lan Anh cho hay: “Đây là lần thứ 4 tôi gửi tác phẩm dự thi tại liên hoan và đã đạt giải nhất. Qua từng năm, tôi luôn cố gắng rút kinh nghiệm, đi sâu tìm tòi, khám phá cuộc sống để có đề tài mới, độc đáo. Liên hoan thực sự là nơi để những phóng viên ở cơ sở như chúng tôi được thử sức, so tài, gắn bó hơn với nghề”.
Đánh giá về liên hoan, ông Nguyễn Khắc Quang-Phó Giám đốc phụ trách Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Phó Trưởng ban giám khảo-cho biết: “Liên hoan năm nay đã nhận được sự quan tâm của đông đảo đội ngũ phóng viên, biên tập viên làm phát thanh-truyền hình trên địa bàn tỉnh. Các tác phẩm dự thi đều bám sát hơi thở của cuộc sống, tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh cũng như của từng địa phương, cơ sở. Chất lượng các tác phẩm dự thi nhìn chung tốt hơn so với các kỳ liên hoan trước; nội dung, hình thức thể hiện sáng tạo và phong phú. Có thể nói đây là kỳ liên hoan thành công về nhiều mặt”. 
Phương Vi

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

(GLO)- Ngày đất nước hòa bình, những mầm xanh vươn lên mạnh mẽ. Lá cây mang hình trái tim như sự tri ân muôn đời đến những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Mỗi chiếc lá xanh là một lời nhắc nhở, nguyện ước về một cuộc sống bình yên, ấm no, mãi mãi trường tồn...
Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

(GLO)- Ai đó từng nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của trời đất”. Vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu luôn làm xao xuyến những tâm hồn lãng mạn. Bài thơ Cảm thu của tác giả Hà Hoài Phương có lẽ đã được ra đời trong sự cộng hưởng ấy...
Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

(GLO)- Sáng 27-8, tại TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khai mạc hội nghị tập huấn với chủ đề "Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới, phát triển: Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm".
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Lời ru xưa

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Lời ru xưa

(GLO)- Lời ru à ơi ngọt ngào của mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta từ thuở còn nằm nôi cho đến lúc trưởng thành. Để rồi, khi mùa Vu Lan báo hiếu đến, chúng ta lại nhớ về mẹ cùng lời ru xưa đầy yêu thương và nguyện khắc ghi trên mỗi bước đi cuộc đời...
U80 vẫn mê đọc sách

U80 vẫn mê đọc sách

(GLO)- Do là chỗ thân tình nên tôi vẫn gọi người phụ nữ U80 Nguyễn Thị Hồng Hợp (trú tại tổ 3, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) là chị. Mặc dù tuổi đã cao nhưng chị vẫn giữ cái tính mê đọc sách từ ngày còn son trẻ.
Văn hóa người làm báo

Văn hóa người làm báo

Cuộc trò chuyện ngắn ngủi với một đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo tỉnh (đã nghỉ hưu) sáng nay về ứng xử của một phóng viên trẻ công tác ở một tờ báo bạn làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Rõ ràng là vẫn cần nỗ lực hơn nữa trong xây dựng văn hóa người làm báo.
Thơ Bút Biển: Hoài niệm

Thơ Bút Biển: Hoài niệm

(GLO)- Hoài niệm không đơn thuần là xúc cảm thoáng qua về quá khứ mà có sự hòa lẫn nhiều cung bậc. Trong "Hoài niệm" của mình, nhà thơ Bút Biển đã nhớ về những mùa thu cũ với bao cảm xúc ngây ngô thuở thiếu thời. Để rồi, "chợt tỉnh gặp mình trong thực tại/Mỉm cười nhìn vạt nắng ngát hương".

Ra mắt sách 'Theo dấu chân Người'

Ra mắt sách 'Theo dấu chân Người'

Ngày 16-8, Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông đã tổ chức buổi ra mắt sách "Theo dấu chân Người" (NXB Hội Nhà văn) của GS-TS - nhà văn Trình Quang Phú - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông. "Theo dấu chân Người" là tập truyện ký viết về 30 năm đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ.
Bàn tay

Thơ Đại Dương: Bàn tay

(GLO)- Chỉ qua hình ảnh "Bàn tay", tác giả Đại Dương đã thổi hồn vào đó bao cung bậc cảm xúc khác nhau; lúc hân hoan tươi mới, khi lại đau đáu, nhạt nhòa: "bàn tay mơ giọt sương", "bàn tay khóc phận người", "bàn tay xây nấm mộ", "bàn tay đếm thời gian", "bàn tay gầy ngơ ngẩn"...

Rót đầy một giấc tôi

Rót đầy một giấc tôi

(GLO)- "Rót đầy một giấc tôi" - Cơn mê men chếnh choáng hư hao của kẻ hay hoài niệm, chênh vênh giữa hai bờ hư thực. Một hình dung cũ, một chút hương lúa chín giữa ngày thu se sẽ như kéo người về khoảng nào xao xác, để ngồi lại tình tự riêng mình, tự ủ ấm mình trong men thơm ký ức...

Gương mặt thơ: Đỗ Trung Lai

Gương mặt thơ: Đỗ Trung Lai

(GLO)- Ông là Đại tá quân đội, nguyên Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo Tiếng nói Việt Nam (Đài Tiếng nói Việt Nam), nguyên Trưởng phòng Biên tập Báo Cuối tuần (Báo Quân đội nhân dân), hiện sống ở Hà Nội. 
Họa mi HBlơng kể chuyện thời chiến

“Họa mi” H’Blơng kể chuyện thời chiến

(GLO)- Những năm 80 của thế kỷ trước, mỗi lần đi ngang qua khuôn viên Ty Văn hóa-Thông tin, tôi lại bị mê hoặc bởi một giọng nữ trong trẻo, vút cao. Sau này, tôi mới biết tiếng hát đó là của chị Rơmăh H’Blơng-một “họa mi” có thâm niên 10 năm cất cao tiếng hát giữa đạn bom.