'Phù thủy' của những món đồ tái chế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đối với tôi, được biết và lắng nghe câu chuyện sống xanh của chị Nguyễn Thị Giang là một cái duyên, là điều may mắn và hạnh phúc, bởi chị đã truyền cảm hứng cho không chỉ bản thân tôi mà rất nhiều người khác về lối sống hạn chế rác thải, tái chế những gì có thể để bảo vệ môi trường của chúng ta.

Từ những thứ bỏ đi…

Ngay từ lần đầu nhìn thấy những món đồ tái chế của chị Giang (hiện sinh sống tại Nha Trang, Khánh Hòa), tôi rất mê mẩn và thầm cảm phục bàn tay tài hoa của chị khi làm ra những món đồ dễ thương đó. Điều đặc biệt là nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm thủ công đều bắt nguồn từ những vật dụng bỏ đi, đồ hết hạn sử dụng, hỏng hóc hay những đồ cực kỳ đơn giản trong cuộc sống. Tất cả lại có thể biến thành những sản phẩm vô cùng đẹp mắt, hữu ích và quan trọng hơn cả là góp phần làm cho cuộc sống thêm xanh.

Búp bê sắc màu đồng bào các dân tộc Việt Nam bằng đồ tái chế được chị Giang kỳ công sáng tạo
Búp bê sắc màu đồng bào các dân tộc Việt Nam bằng đồ tái chế được chị Giang kỳ công sáng tạo

Tôi và chị Giang có duyên quen nhau trong một hội nhóm cộng đồng tái chế. Hai chúng tôi đều có niềm đam mê, yêu thích những món đồ tái chế từ vật dụng bỏ đi, rác thải, đồ nhựa… Chị sống tại Nha Trang, còn tôi ở ngoài Hà Nội. Dù không thường xuyên gặp gỡ nhưng chúng tôi luôn trao đổi về sản phẩm tái chế như một cách để góp phần làm cho cuộc sống thêm xanh. Thi thoảng có các hội chợ về đồ tái chế, nếu sắp xếp được công việc, chúng tôi luôn cố gắng gặp nhau, chia sẻ những món đồ mới.

Chị Giang bén duyên với đồ tái chế trước tôi và tay nghề của chị thực sự làm tôi nể phục, nên tôi hay gọi đùa chị là "phù thủy" của những món đồ tái chế. Hằng tháng chị vẫn đều đặn cho ra đời những món đồ tái chế khiến tôi bất ngờ từ nguyên liệu đến thành phẩm sau cùng. Quả thật là như có một sự biến hóa ảo diệu biến những thứ tưởng chừng bỏ đi thành vật dụng mỹ nghệ, đồ trang trí đẹp mắt đến tinh xảo.

Sản phẩm tái chế của chị Giang khá đa dạng, phong phú như túi xách, đồ lưu niệm, vật phẩm trang trí… Tất cả đều được làm từ đồ bỏ đi, trở thành những vật dụng trong cuộc sống hằng ngày đầy màu sắc và cá tính, được mọi người yêu thích.

Chia sẻ về điều này, chị nói: "Để làm ra những món đồ tái chế, chị thường dùng nhựa từ chai lọ, thùng nước, thùng sơn, giấy, mo cau, cành cây, hoa trái khô, vỏ ốc, vải thừa...". Nói chung, những thứ mà nhiều người nghĩ là rác bỏ đi lại là nguyên liệu tuyệt hảo để chị Giang "hô biến" thành nhiều vật phẩm dễ thương, xinh xắn.

Chị Giang - “phù thủy” của đồ tái chế
Chị Giang - “phù thủy” của đồ tái chế

…đến ý thức bảo vệ môi trường

Chúng tôi thường xuyên trao đổi, chia sẻ nhau về những kỷ niệm làm đồ tái chế, tham gia các workshop về bảo vệ môi trường hay làm thế nào để tạo ra những vật dụng mới từ rác thải hằng ngày. Mấy tháng trước, chị được một người bạn tặng một thùng vỏ chai nhựa cao cấp. Đang không biết nên làm gì với đống vỏ chai đó thì chị Giang xem được bộ phim hoạt hình Epic, thế là chị nảy ra ý tưởng biến đống nhựa đó thành… búp bê! Chị hồ hởi chia sẻ với tôi về những con búp bê mới hoàn thành từ những vật liệu như vỏ nhựa nói trên, thêm vỏ trứng nhựa, giấy, vải vụn, len sợi… Qua bàn tay của "phù thủy" Giang, những con búp bê rất đáng yêu, xinh xắn. Chị nói sẽ dùng chúng làm quà để tặng bạn bè hay con cái họ trong những dịp đặc biệt.

Ngoài ra, tôi còn ấn tượng với chiếc đèn chùm bằng mo cau của chị Giang, trông chẳng khác gì tác phẩm nghệ thuật từ một nghệ sĩ tài hoa. Mo cau là loại nguyên liệu không xa lạ với chúng ta, được ông bà sử dụng trong cuộc sống hằng ngày để làm quạt, cây gãi lưng, rổ đựng… Mo cau dùng càng lâu càng cứng, bền, nhẹ và tuyệt vời hơn là không lo bị mối mọt. Với đặc điểm ấy, chị Giang đã tạo ra một chiếc đèn chùm, lấy cảm hứng từ một chương trình trên truyền hình về đàn cá ngừ. Chiếc đèn chùm mo cau có hình nón, tô điểm bằng vỏ ốc biển, dây vườn xà cừ… là món quà tặng chị dành cho một người bạn ở Khánh Hòa.

Không chỉ vậy, tôi cảm nhận được tình yêu của chị Giang dành cho đồ tái chế còn lớn hơn thế khi chị nỗ lực lan tỏa việc tái sử dụng rác thải nhựa, đồ bỏ đi đến những người thân xung quanh. Con trai chị, cháu Gia Huy, cũng vô cùng thích thú và hào hứng làm đồ tái chế. Cùng với mẹ, cháu tạo ra những đồ vật đẹp mắt như cây thông Noel từ vỏ chai rượu, trái châu cũ, hoa lá nhựa, dây dừa, đài sen khô, màu vẽ… Điều này góp phần giúp cháu ý thức hơn về bảo vệ môi trường, giữ gìn cuộc sống xanh, cùng các bạn ở trường thực hiện lối sống xanh từ đồ tái chế.

Chị lan tỏa tình yêu làm đồ tái chế đến thành viên nhí
Chị lan tỏa tình yêu làm đồ tái chế đến thành viên nhí
Chiếc đèn chùm từ mo cau được chị làm mới đây
Chiếc đèn chùm từ mo cau được chị làm mới đây

Chưa hết, chị Giang còn tích cực tham gia nhiều hoạt động bảo vệ môi trường từ đồ đã qua sử dụng, được nhiều người đánh giá cao. "Chị hay tham gia các sự kiện của Bảo tàng Dân tộc Khánh Hòa với gian hàng đồ tái chế", chị kể và chia sẻ thêm: "Cuối tháng 5.2024, Sở TN-MT TP.HCM tổ chức Ngày hội Sống xanh, chị cũng góp một vài sản phẩm thủ công tái chế ở gian hàng nhỏ xinh. Tại đây, khách tham quan thấy tận mắt, chạm tận tay búp bê, đồ lưu niệm được tái chế từ vỏ trứng nhựa, giấy, vải, len, vỏ ốc, vỏ sò, mút xốp..., sau khi được tô màu, phết keo, trông rực rỡ bắt mắt hẳn. Thật vui khi được góp phần bé nhỏ hôm nay cho một tương lai xanh, khỏe và hạnh phúc".

Chị Giang là niềm cảm hứng cho bản thân tôi và tôi đã học hỏi được rất nhiều điều từ "phù thủy" đồ tái chế. Tôi mong một ngày nào đó sẽ có sự kiện về đồ tái chế ở Hà Nội để chúng tôi có dịp gặp gỡ. Chắc hẳn khi đó sẽ có rất nhiều điều để kể cho nhau nghe.

Gian hàng trưng bày đồ tái chế của chị Giang tại một sự kiện sống xanh
Gian hàng trưng bày đồ tái chế của chị Giang tại một sự kiện sống xanh

Hiện tại chị Giang vẫn hăng say mỗi ngày tạo ra những vật dụng hữu ích từ rác thải nhựa, đồ hỏng bỏ đi mà qua "bàn tay phù thủy" trở thành những món đồ ai thấy cũng phải bất ngờ, trầm trồ thán phục. Chị là tấm gương sáng về sống xanh, bảo vệ môi trường trước tình trạng ô nhiễm từ rác thải mà chúng ta đang đối diện hiện nay.

Theo Vương Lộc (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Xã, phường mới - tinh thần mới

Xã phường mới-tinh thần mới

(GLO)- Với phương châm “Xã phường mới-tinh thần mới”, đầu tháng 7, các tổ công nghệ số và đội hình thanh niên tình nguyện tại 58 xã, phường cùng Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Gia Lai đồng loạt ra quân hỗ trợ người dân và doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Không gian xưa trong mắt người trẻ phố núi

Không gian xưa trong mắt người trẻ phố núi Pleiku

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, những góc quán xưa cũ, vật dụng nhuốm màu thời gian tưởng chừng chỉ còn trong ký ức lại đang trở thành điểm dừng chân thu hút người trẻ. Ở đó, họ không chỉ check-in mà còn tìm thấy cảm hứng sống, cảm hứng nghệ thuật và sự lắng đọng trong tâm hồn.

Tuổi trẻ Gia Lai thường trực hỗ trợ người dân những ngày đầu thực hiện chính quyền 2 cấp

Infographic Tuổi trẻ Gia Lai thường trực hỗ trợ người dân những ngày đầu thực hiện chính quyền 2 cấp

Với tinh thần “xã, phường mới - tinh thần mới”, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Gia Lai đã thể hiện rõ sự năng động, chủ động và trách nhiệm trong công việc, luôn thường trực tại Trung tâm Phục vụ hành chính công và Bộ phận Một cửa cấp xã mới để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Anh Phạm Hồng Hiệp làm Bí thư Tỉnh Đoàn Gia Lai sau hợp nhất

Anh Phạm Hồng Hiệp làm Bí thư Tỉnh Đoàn Gia Lai sau hợp nhất

Anh Phạm Hồng Hiệp (SN 1989, quê huyện Phù Cát, Bình Định, nay là tỉnh Gia Lai), từng đảm nhận các chức vụ Trưởng ban Thanh thiếu nhi – Trường học Tỉnh Đoàn Bình Định; Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh Đoàn Bình Định; Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bình Định.

Trong 5 đảng viên vừa được Chi bộ Trường THPT Ya Ly tổ chức lễ kết nạp, có 3 đảng viên mới là học sinh. Ảnh: V.T

Tự hào đảng viên tuổi 18

(GLO)- Trở thành đảng viên khi vừa tròn 18 tuổi là niềm tự hào của nhiều bạn trẻ ở tỉnh Gia Lai, đây là minh chứng cho sự trưởng thành về nhận thức, bản lĩnh và lý tưởng sống. Vinh dự này đã trở thành động lực để các bạn trẻ nỗ lực hơn trong học tập, rèn luyện để cống hiến cho quê hương, đất nước.

Chị Nay H’Uôn (thứ 2 từ phải sang, buôn Ji, xã Krông Năng) cùng 4 người bạn vui mừng vì đã sẻ chia giọt máu hồng, trao thêm cơ hội được cứu sống cho các bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

Hạnh phúc khi được sẻ chia giọt máu hồng

(GLO)- Đông đảo tình nguyện viên huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tham gia buổi hiến máu tình nguyện vào sáng 28-6. Với họ, hiến máu không chỉ giúp phục vụ tốt hơn công tác cứu chữa bệnh nhân mà còn lan tỏa thông điệp nhân văn vì cộng đồng.

Mang yêu thương về buôn làng

Mang yêu thương về buôn làng

(GLO)- Với tấm lòng yêu thương và chia sẻ, nhóm thiện nguyện “Kiên Giang chung một tấm lòng” đã lặn lội đến tận các buôn làng ở Gia Lai để trao tận tay những phần quà nghĩa tình cho người nghèo.

Chàng trai 9X ở Chư Sê khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi hươu sao

Chàng trai 9X ở Chư Sê khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi hươu sao

(GLO)- Từng có công việc ổn định ở nước ngoài, anh Đào Huy Phong (SN 1996, trú tại tổ 10, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về Chư Sê khởi nghiệp từ mô hình nuôi hươu sao. Quyết định táo bạo ấy giúp anh có thu nhập ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế mới trên quê hương.

Chị Hoàng Thị Thu Thảo-Công an xã Hòa Phú, huyện Chư Păh bên tác phẩm đạt giải nhất của mình. Ảnh: Đinh Yến

Lan tỏa giá trị đạo đức và truyền thống tốt đẹp của gia đình

(GLO)- Hưởng ứng ngày Gia đình Việt Nam (28-6), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình với chủ đề “Gia đình hạnh phúc-Quốc gia thịnh vượng”. Cuộc thi nhằm tạo sự lan tỏa về chuẩn mực, giá trị đạo đức và truyền thống tốt đẹp của gia đình.

null