Phụ nữ hiện đại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Phụ nữ đời nào rồi mà còn cam với chịu? Hy sinh thì có chứ cam chịu thì nhất quyết không!”. Đó là câu nói của Hạnh khi khuyên cô bạn thân khóc ròng vì đêm qua chồng say rượu be bét nóng tính tát một cái vào bầu má đau điếng, sáng vẫn còn hơi sưng. Dần dần, câu nói đó trở nên… “nổi tiếng” trên mạng xã hội.

 

“Phụ nữ đời nào rồi mà còn cam với chịu? Hy sinh thì có chứ cam chịu thì nhất quyết không!”. Đó là câu nói của Hạnh khi khuyên cô bạn thân khóc ròng vì đêm qua chồng say rượu be bét nóng tính tát một cái vào bầu má đau điếng, sáng vẫn còn hơi sưng. Dần dần, câu nói đó trở nên… “nổi tiếng” trên mạng xã hội.

 

Từ khi nào không biết, hễ hội bạn toàn là nữ “có tuổi thành đạt” có chuyện lục đục trong gia đình tức tốc tìm tới Hạnh để được khuyên. Hạnh cười bảo: “Làm như tôi là chuyên viên tâm lí hay chuyên gia hóa giải chuyện gia đình vậy!”. Nhưng Hạnh vẫn đưa ra những lời khuyên chân thành nhất, bày ra những “kế sách” hợp lý nhất để lấy lại danh dự cho những người phụ nữ quanh mình. Không biết có tài cán gì hay không nhưng những “kế sách” mà Hạnh bày ra đều hữu hiệu đến nỗi hội bạn phải trầm trồ thán phục. Hạnh không vỗ ngực xưng tên, nhưng Hạnh cũng lấy làm vui bởi ước mong lớn nhất trong đời Hạnh là mình và những người phụ nữ quanh mình đều được hạnh phúc.

Minh họa: Phan Nhân
Minh họa: Phan Nhân


Hạnh ở chung cư, căn nhà cũng không quá rộng rãi, nhưng thoáng mát và có “view” dòng sông trong mát uốn cong qua thành phố, giữa những tòa nhà cao lêu nghêu. Trong nhà, Hạnh chọn cách sắp xếp đồ đạc theo kiểu ấm cúng gọn gàng, tính Hạnh không cầu kì mĩ lệ, chỉ thuận mắt là được. Góc Hạnh chăm chút nhất trong nhà là gian bếp. Nơi đó bao giờ Hạnh cũng lau chùi, dọn dẹp sạch sẽ, cắm những loại hoa đẹp nhất trong bếp. Hạnh gọi đó là “trái tim của gia đình” để mỗi khi Khải đi làm về đều ngồi trên chiếc ghế ngả nhìn Hạnh xúng xính trong chiếc tạp dề màu trầm nấu những món mà Khải với bé Hà My thích nhất. Hạnh nói đùa:
 
- Nhà đẹp, cơm ngon, canh ngọt vậy, anh mà không ăn cơm, đi ăn phở thì mẹ con em cho ra đường ở lúc đó đừng có than.
 
Khải cười vang, ôm vợ từ phía sau:
 
- Sao anh đành lòng?!
 
Những khoảnh khắc vui vẻ như thế không phải là hiếm hoi trong gia đình này. Hàng xóm nói Hạnh biết cách giữ chồng, mỗi khi Khải về là cun cút trong gian bếp đọc sách và ngắm vợ nấu nướng, trồng vườn rau nhỏ ngoài ban công vừa để thỏa cái thú nông nhàn, vừa tự cung tự cấp theo lời Hạnh nói: “Rau mình trồng không thuốc trừ sâu, thuốc rầy,… sạch sẽ như vậy mới đảm bảo sức khỏe, em mới yên tâm”. Vườn rau cứ thế mà ngày một xanh tốt. Cải ngọt, bồ ngót, rau muống, rau dền, dây bí đao, khổ qua… chọn một thời điểm hợp lí mà rộ lên xanh um, bí đao quằn trái.
 
Ai cũng biết Hạnh là người phụ nữ bản lĩnh, kiểu phụ nữ hiện đại độc lập chứ không phụ thuộc vào chồng mình. Nhưng mấy ai biết rằng trước khi trở thành phụ nữ mạnh mẽ Hạnh đã từng là cô gái yếu đuối với quá khứ buồn. Những buổi chiều thành phố lất phất mưa. Cơn mưa trái mùa mang theo mùi âm ẩm trong không gian thoảng qua ô cửa. Hạnh nhìn ra xa xa, phía ngoại ô có ngọn khói bay vẩn lên nền trời cao khiến Hạnh nhớ quê nhà da diết. Nơi đó Hạnh đã từng gửi lại những gì buồn bã nhất của cuộc đời, nói là sẽ không trở lại bởi chốn ấy đầy những mảnh vụn đau thương. Vậy mà mỗi lần đi công tác ngang qua cái bến sông có con đò mấy chục năm vẫn còn đậu ở đó, không biết có khách nào chọn đi hay không, nhưng Hạnh lại xốn xang nhớ về những dấu vết cũ, về căn nhà nhỏ bên bờ sông, về cánh đồng và hàng gòn cuối năm trái gòn vỡ bung ra, bông bay trắng xóa.
 
Vài người không hiểu chuyện trách Hạnh là người đàn bà phụ tình, dứt bỏ người chồng thứ nhất của mình để lên thành phố tìm cuộc sống mới. Người ta chê Hạnh là “đàn bà phụ tình, bạc bẽo như vôi”, “đàn bà hai đời chồng”… Hạnh không quan tâm, nhưng lòng Hạnh buồn. Chưa bao giờ Hạnh bạc tình! Chưa bao giờ Hạnh nghĩ mình lên thành phố, lấy Khải, vì mình muốn đổi đời, tham sang phụ khó. Chưa bao giờ! Hạnh không giải thích. Chuyện mình mình biết, người ta có tường tận chuyện của mình cũng chẳng có tác dụng gì cả! Mỗi người một cuộc đời. Hạnh nghĩ vậy, thế rồi Hạnh cứ sống những tháng ngày bình an.
 
Đã từng lầm lỡ một lần, Hạnh hiểu rõ nỗi khốn cùng của những người phụ nữ theo chồng mà không hề có chút tình cảm yêu đương. Hạnh trách mình sao hồi đó yếu đuối quá, lúc mà người thím độc đoán ép gả Hạnh cho Sang vì anh có ruộng đất, có trâu để cày, có vốn làm ăn Hạnh lại không mạnh dạn chối từ. Hồi đó Hạnh sợ. Những lần Hạnh không nghe lời thím đều đánh Hạnh bởi thím nuôi Hạnh vì Hạnh là cháu của chồng thím chứ không phải vì tình thương, dù là thương hại. Thế nên, thím thẳng tay đánh Hạnh mỗi khi Hạnh làm sai, có khi còn cầm cây kéo chăm chăm vào mái tóc của Hạnh định sởn đi để Hạnh nhớ đời. Chú năn nỉ thím mới thôi.
 
Đám cưới Hạnh cũng rình rang, cũng tiệc tùng chè chén rộn rã cả một khúc sông quê. Lần đầu tiên trong đời Hạnh thấy thím cười tươi với mình mà không phải là cái liếc nhìn, hằn học. Mà thím cười đâu phải vì thím thương Hạnh hay có cảm tình với Hạnh? Cười vì gả Hạnh đi là bớt đi một miệng ăn, thím lại nhận về số của cải nhà trai nạp tài đón Hạnh về. Hồi còn sống má Hạnh nói: “Đồng tiền làm người ta biến chất”. Má nói quả không sai, chính ba Hạnh và thím cũng đã bị đồng tiền làm cho biến chất.
 
Hạnh về làm dâu được mấy tháng thì hai vợ chồng dọn ra ở riêng. Từ đây, chồng Hạnh không còn là người đàn ông chăm chỉ làm lụng như trước nữa mà be bét rượu chè, ngày nào cũng say, đêm nào cũng xỉn. Lại mê thói cờ bạc, đá gà, của cải dần vơi đi. Ngay cả số vàng ngày cưới mẹ chồng Hạnh cho cũng không cánh mà bay. Mỗi lần anh về là mùi rượu nồng nặc khắp nhà. Hạnh khuyên nhưng Sang không nghe, anh thường giở thói đánh vợ, có khi say rượu về nhà thấy vợ ngồi cun cút ăn cơm với rau muống luộc chấm tương kho, Sang co chân đá một phát mâm cơm bay xuống đất, rau muống văng ra tung tóe bám đầy đất bụi. Hạnh ôm mặt khóc. Nhiều lần Hạnh ôm gói định trở về nhà thím nhưng biết chắc rằng thím sẽ không dung túng Hạnh thêm một lần nào vì gả Hạnh đi cho khuất mắt là ước mong của thím từ cái thuở Hạnh biết để tóc dài, biết chăm sóc cho bản thân mình để được đẹp như má hồi còn sống.
 
Hạnh thèm lắm một vòng ôm, thèm cảm giác gần gũi, ấm áp bên chồng, thèm cái không khí hạnh phúc của một gia đình… Những điều đó có phải đắt đỏ lắm đâu, thế mà Hạnh không sao có được. Khoảng cách giữa chồng Hạnh và Hạnh ngày một xa nhau cho đến một hôm Hạnh nghe người đàn bà đầu xóm hớt hơ hớt hải chạy lại báo cho Hạnh hay chồng Hạnh cặp bồ với con nhỏ trẻ hơn chừng chục tuổi. Hạnh tất tả chạy ra xem, nước mắt Hạnh đầm đìa trên má. Hạnh mím chặt môi, người ta nói Hạnh xông ra đánh con nhỏ kia một trận giành lại chồng, ngu sao mà nhịn? Hạnh sợ, nhưng cũng xông ra. Sang bênh vợ bé đánh ngược lại Hạnh. Hạnh đứng như trời trồng, ai đời chồng mình lại đi đánh người đã từng ăn chung, ngủ chung, gắn bó mấy năm trời để bênh người mới quen vài hôm, trong một bữa rượu? Hạnh hụt hẫng, xót xa. Hạnh về ngồi trên bờ sông nước mắt rơi lã chã. Xa xa, đàn cò trắng bay về qua cánh đồng. Hạnh ước mình là cánh cò trắng để được bay đi. Đi đâu thì Hạnh không biết, nhưng chí ít là rời khỏi cái nơi thương đau, tủi nhục này.
 
Và rồi Hạnh đi. Sau một đêm ngồi trên chiếc xe đò chuyến muộn nhất ngày, bác tài hỏi Hạnh đi đâu thì Hạnh cũng không biết, chỉ đáp: “Cho con xuống bến cuối”. Bác tài ngạc nhiên, nhưng rồi cũng gọi Hạnh dậy khi xe về bến cuối.
 
Đời người có bao nhiêu thương đau, bao nhiêu xa xót? Nỗi đau chắc chắn làm cho người ta lao đao suốt một đoạn đời, nhưng nó cũng là chất xúc tác để con người mạnh mẽ hơn, nhận ra rằng cuộc đời chỉ có một, mình không tự bước đi trên đôi chân của chính mình thì đừng mong cầu ai dìu dắt, đỡ nâng…
 
Bến cuối đó cũng chính là bến đỗ cuộc đời của Hạnh. Chuyến xe đêm năm xưa, chuyến xe trong đêm tối tù mù, chuyến xe mang Hạnh đến nơi khác để Hạnh thấy rằng đời mình vẫn còn dài, mình vẫn còn mơ ước. Hạnh phải sống những tháng ngày tươi đẹp nhất, phải quên đi những u uất đau buồn. “Mình phải vì mình, nhưng không làm tổn thương người khác” - Đó là châm ngôn sống của Hạnh mà Hạnh hay nói với hội chị em phụ nữ mỗi lần có dịp ngồi lại cà phê, tâm sự, sẻ chia.
 
- Em mạnh mẽ quá! Đôi khi anh muốn bảo vệ em, nhưng không biết phải bảo vệ như thế nào! - Khải nói.
 
Hạnh rắc thêm chút rau ngò cắt nhuyễn vào nồi canh chua đang sôi sùng sục trên bếp, hạ nhỏ lửa rồi đi đến chỗ Khải ngồi đọc sách. Quyển “Một nụ cười nào đó” của Francoise Sagan mà Hạnh cũng từng đọc qua, nói thầm:
 
- Phụ nữ chúng em thời này ai cũng mạnh mẽ vậy thôi! Mạnh mẽ để bảo vệ chính mình. Mạnh mẽ để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Miễn sao khi về nhà em vẫn là vợ của anh, là mẹ của bé Hà My, vẫn là người phụ nữ Việt Nam đảm đang thảo hiền… thì chừng đó anh sẽ còn yêu em sâu đậm.
 
Khải và Hạnh cùng cười. Nụ cười vang trong gian bếp khiến bé Hà My giật mình thức giấc nhìn qua ô cửa. Trời trong xanh, nắng chiều lả lơi nhảy nhót ngoài ban công những tia tinh khôi. Thành phố sắp sửa lên đèn và trong những gian bếp xung quanh đã vang lên tiếng lửa reo tí tách…

Theo HOÀNG KHÁNH DUY (LĐ online)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.