Như mây xuống phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những ngày này, Pleiku của tôi trở nên đẹp hơn bao giờ hết, bởi ở góc đường, con phố, thấp thoáng những chiếc áo dài, dịu dàng như áng mây. 

Dịp gần đây, trên các hội nhóm sôi nổi câu chuyện chị em hẹn hò, cùng nhau hưởng ứng "Tuần lễ áo dài". Đồng loạt cùng mặc áo dài khi đi làm, lúc ra phố… Có cô chỉn chu mặc bộ áo dài đến trường dạy học, chị thì đoan trang nền nã vén tà áo đi xe máy đến công sở, các bạn nữ tung bay tà áo ríu rít cười nói thấp thoáng từ xa. Mới hay, tà áo dài đã và đang hiện diện rộng khắp, xuất hiện nhiều hơn trên đường phố với vẻ dịu dàng, thướt tha. Không chỉ được yêu thích bởi nét đẹp thanh tao quyến rũ mà còn ẩn chứa, gửi trao những tâm tình.


Từ xưa, áo dài được xem là trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Tà áo dài đã xuất hiện từ xa xưa và dẫu ngày nay sự thay đổi, cách tân rất nhiều so với những ngày đầu tiên xuất hiện nhưng vẫn luôn giữ được nét đặc trưng riêng.

Còn có những ý kiến khác nhau về nguồn gốc của chiếc áo dài Việt Nam nhưng dựa trên bối cảnh lịch sử, các nhà nghiên cứu đưa ra một kết luận thống nhất chung, khẳng định áo dài đã xuất hiện vào giai đoạn những năm 38-42, sau Công nguyên. Riêng tôi thì nhớ, từ tấm bé, tôi đã được nghe kể chuyện Hai Bà Trưng mặc áo dài cưỡi voi chống lại quân Nam Hán xâm lược.

Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang

Tôi để ý tới chiếc áo dài là ngày chị Ba đi lấy chồng. Lon ton chạy lẽo đẽo theo chị dưới giàn hoa giấy, tôi víu tà áo chị. Cùng sắc hồng phai của bó hoa lay ơn cứ thế mà tôi mơ theo dáng chị, mải miết theo ánh nắng vàng, trong mơn man nắng thu và ánh mắt dõi theo xa xăm của mẹ.

Cho đến khi tôi được mặc tà áo dài đầu tiên của mình, 1 chiếc áo dài trắng kiểu dáng suông không chít eo, đồng phục khi bước vào lớp 10. Nhà trường quy định mặc áo dài 3 buổi trong tuần. Thời ấy biết bao kỷ niệm buồn vui đều gắn bó với dáng hình chiếc áo. Giờ mỗi khi có dịp gặp lại hội bạn, điều gì nhớ nhất? Bạn nói, Pleiku, áo dài trắng và những con dốc là những kỷ niệm không bao giờ phai trong ký ức học trò của chúng tôi.

Tôi nhớ cô Tâm, nhớ cô Nguyệt… Nhớ về các cô, không chỉ nhớ về những cô giáo trẻ tận tâm yêu nghề, hết lòng vì học trò mà còn nhớ về những bước đi nhẹ nhàng thướt tha tà áo dài từ phòng giáo viên qua sân trường rồi đến lớp rồi ngước nhìn lên tán cây xanh mát rượi, những tà áo dài đung đưa theo nhịp trong nắng ban mai. Trên sân trường, tôi gìn giữ ký ức đẹp.

Thời của mẹ tôi thì nhắc nhớ hoài niệm cùng bức ảnh xưa cũ khi bà còn là nữ sinh Trường Trung học Plei Me. Những tấm ảnh chụp Pleiku xưa vẫn luôn hiện diện cùng mẹ đến tận bây giờ. Đó là hình ảnh rất dễ thương của các nam sinh đang lẽo đẽo sau những bóng áo dài duyên dáng dưới bóng thông xanh mát, trên đường đi học về. Cảnh tượng những chiếc áo trắng thấp thoáng dưới bóng thông xanh thật tinh khôi, trong trắng cùng nắng sớm ban mai. Chiếc áo dài đã nuôi dưỡng cho nữ sinh những nét duyên đằm thắm, kìm nén những bồng bột, giận dỗi quá đà, kéo bước chân đi khoan thai, điềm tĩnh.

Hiện nay, nhiều người thiết kế cải tiến chiếc áo dài thành áo “công nghiệp may sẵn” với dây kéo sau lưng, không phải cài nút bên hông, dễ dàng chọn mua mà không phải chờ may như ngày xưa. Thậm chí, áo dài còn được bán online. Người bán tư vấn qua mạng, chiều cao, cân nặng, vòng eo của khách và cho size áo. Khách nhận hàng mặc vừa vặn, thẳng thớm cứ như họ may đo thủ công vậy. Còn thêm nhiều kiểu dáng áo dài cách tân ngắn đến đầu gối, cổ tròn, cổ rộng, cổ cao, cổ thuyền rồi cho đến áo dài hai lớp… mặc với quần tây ống túm hay với váy làm cho kiểu dáng, sắc màu ngày lễ thêm phong phú, sinh động.

Tôi tự tin nhất là khi mặc áo dài. Và rất may mắn khi công việc mà tôi đang theo đuổi cho tôi cơ hội được mặc áo dài thường xuyên, từ giản đơn nhất đến cầu kỳ, trau chuốt từng chi tiết. Tôi thường chia sẻ với đồng nghiệp rằng, tôi thấy phụ nữ nào mặc áo dài cũng đẹp. Dù một số chị em thiếu tự tin về chiều cao, cân nặng của mình nhưng người thợ may sẽ có cách để cho họ đẹp hơn. Áo dài đâu phải chỉ dành cho người có vóc dáng đẹp. Mặc áo dài là cách thể hiện yêu quý, tự hào với truyền thống dân tộc, để nhắc nhớ về quê hương, nguồn cội.

Những ngày này, Pleiku của tôi trở nên đẹp hơn bao giờ hết, bởi ở góc đường, con phố, thấp thoáng những chiếc áo dài, dịu dàng như áng mây.      

NGUYỄN THỊ DIỄM

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...