Phòng dịch COVID-19: 3 thói quen xấu cần tránh khi bạn ở nhà thường xuyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khi đại dịch COVID-19 đang lây lan, ở nhà và hạn chế ra đường là lựa chọn an toàn và cần thiết. Khi ở nhà nhiều hơn, một số thói quen xấu cũng bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống chúng ta.
Khi đi ra ngoài về nhà, chúng ta không chỉ rửa tay mà còn phải sát khuẩn cả giày. Ảnh minh họa: Shutterstock
Khi đi ra ngoài về nhà, chúng ta không chỉ rửa tay mà còn phải sát khuẩn cả giày. Ảnh minh họa: Shutterstock
Khi thường xuyên ra ngoài, những thói quen này sẽ ít ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bản thân và gia đình. Nhưng khi ở nhà gần như cả ngày, những thói quen bắt đầu có tác động lớn hơn, theo Eatthis.
Dành nhiều thời gian ở nhà vì dịch COVID-19, mọi người cần tránh 3 thói quen xấu sau:
1. Đồ đạc vứt lộn xộn
Bình thường, nhiều người trong chúng ta thức dậy vào sáng sớm, chuẩn bị rồi đi làm đến tận tối mới về. Việc vứt một ít đồ đạc lộn xộn trong nhà không phải là vấn đề lớn.
Nhưng khi ở nhà cả ngày, không gian chật hẹp trong nhà không chỉ là nơi ở mà còn là nơi làm việc, phòng tập thể dục, quán ăn… Cứ một hoạt động là chúng ta để lộn xộn một ít đồ thì sau 1 ngày, ngôi nhà sẽ trở thành bừa bộn.
Sự bừa bộn trong nhà có thể tác động tiêu cực đến tâm lý và cảm xúc con người, một nghiên cứu công bố trên chuyên san Journal of Environmental Psychology cho biết. Để nhà gọn gàng hơn, mỗi tối hãy dành 10 phút dọn dẹp những vật dụng mà bạn đã vứt bừa bộn cả ngày, theo Eatthis.
2. Không giặt giày
Trong mùa dịch COVID-19, sau khi có việc ra ngoài, chúng ta đều rửa tay sạch sẽ khi trở về nhà. Đây là thói quen rất tốt giúp phòng ngừa bệnh.
Tuy nhiên, nhiêu đó vẫn chưa đủ. Nhiều người thường không vệ sinh giày dép. Giày dép tiếp xúc và dính nhiều vi khuẩn, virus khi chúng ta ra ngoài. Một nghiên cứu của Đại học Arizona (Mỹ) cho thấy mặt ngoài của giày chứa trung bình 421.000 vi khuẩn, bên trong là hơn 2.800 vi khuẩn, theo Eatthis.
Trong mùa dịch Covid-19, các chuyên gia khuyến cáo mọi người không nên mang giày dép vào nhà và hãy sát khuẩn, giặt sạch sau khi đi ra ngoài.
3. Kéo đóng rèm
Để tránh lây lan COVID-19, chúng ta cần hạn chế tiếp xúc, đặc biệt là ở nơi đông người. Nhưng điều này không có nghĩa là cẩn thận đến mức đóng kín cửa và kéo cả rèm.
Thay vào đó, mọi người cần mở rèm cửa để ánh sáng tràn vào trong nhà. Ánh nắng mặt trời rất quan trọng với sức khỏe cả thể chất và tinh thần.
Các bằng chứng khoa học cho thấy ánh sáng mặt trời giúp làm tăng nồng độ serotonin, loại hoóc môn giúp chúng ta cảm thấy hạnh phúc. Ánh sáng cũng góp phần giúp giảm huyết áp và mang lại giấc ngủ ngon, theo Eatthis.
Theo Ngọc Quý (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.