Phiên giao dịch việc làm lưu động: Cơ hội cho người lao động nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 25 và 26-8, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội cùng các đoàn thể huyện Krông Pa tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm lưu động. Hoạt động này đã mở ra cơ hội cho lao động nông thôn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Cánh cửa việc làm cho người lao động
Tại hai địa điểm tổ chức phiên giao dịch gồm xã Đất Bằng và thị trấn Phú Túc, đông đảo người lao động, trong đó chủ yếu là đoàn viên, thanh niên đã có mặt từ sớm để tìm hiểu thông tin, vị trí tuyển dụng việc làm với mong muốn tìm được công việc phù hợp với sở trường, năng lực bản thân.
Chị Nay H’Ru (buôn Đông Thuơ, xã Chư Gu) chia sẻ: “Em tốt nghiệp dược sĩ đại học tại Trường Đại học Y dược Huế năm 2020. Đến với phiên giao dịch này, em mong muốn tìm được việc làm phù hợp với ngành học, có mức lương ổn định, giúp cải thiện cuộc sống gia đình”.
Những người có nhu cầu học tập hay tìm việc làm thích hợp được cán bộ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh cũng như đại diện các cơ quan, doanh nghiệp phỏng vấn trực tiếp để chọn ngành nghề phù hợp. Còn những lao động đã chọn được ngành nghề, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh hướng dẫn hoàn thiện thủ tục, hồ sơ. Những lao động chưa tìm được việc làm thích hợp sẽ để lại thông tin của mình và tiếp tục được giới thiệu, kết nối với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động để sớm tìm được việc làm phù hợp.
Người lao động đến phỏng vấn tại phiên giao dịch việc làm lưu động tổ chức ở thị trấn Phú Túc (huyện Krông Pa). Ảnh: Vũ Chi
Người lao động đến phỏng vấn tại phiên giao dịch việc làm lưu động tổ chức ở thị trấn Phú Túc (huyện Krông Pa). Ảnh: Vũ Chi
Anh Rah Lan Keo (buôn Ia Prong, xã Đất Bằng) vui mừng khi tìm được công việc làm phù hợp với nguyện vọng tại phiên giao dịch. Anh cho biết: “Mình mong muốn đi xuất khẩu lao động từ lâu mà chưa biết làm như thế nào. Trong xã cũng có một số người đi làm việc ở nước ngoài nhưng chủ yếu là các nước Tây Á. Mình thì thích đi Đài Loan hơn. Qua phiên giao dịch việc làm, mình được tư vấn rất kỹ về nhu cầu tuyển dụng tại Đài Loan, quyền lợi cũng như nghĩa vụ của người lao động. Tuy chi phí khá cao, nhưng nếu tham gia hợp đồng, mình sẽ được Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cho vay vốn ưu đãi tới 100 triệu đồng nên cũng bớt lo lắng. Mình đã được đại diện Công ty cổ phần Nhân lực Quốc tế SOVILACO (TP. Hồ Chí Minh) tư vấn cách làm hồ sơ”.
Tuy chưa tìm được việc làm thích hợp do chưa đủ tuổi lao động, nhưng em Ksor Keo (SN 2003, buôn Teng, xã Uar) rất vui vì được cung cấp thông tin về nhiều ngành nghề đang có nhu cầu tuyển dụng trong thời điểm hiện tại. “Cán bộ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã lấy số điện thoại của em và hứa sẽ liên lạc lại trong thời gian sớm nhất để tìm cho em công việc phù hợp”-Ksor Keo bày tỏ.
Cơ hội tốt để doanh nghiệp tuyển dụng lao động 
Đến với phiên giao dịch việc làm, các cơ quan, doanh nghiệp đặt nhiều kỳ vọng tìm được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu. Thông qua quá trình phỏng vấn, các doanh nghiệp cũng nắm được tâm tư, nguyện vọng của người lao động để từ đó có chính sách đãi ngộ phù hợp.
Ông Nguyễn Quốc Việt-Trưởng phòng Tuyển dụng Công ty SOVILACO-cho hay: Sau 20 năm liên kết cùng Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai, thông qua các phiên giao dịch việc làm, Công ty đã tìm kiếm được nguồn nhân lực dồi dào để đưa đi xuất khẩu lao động.
Cũng theo ông Việt, Nhật Bản đang là thị trường thu hút lao động lớn hiện nay bởi ngành nghề đa dạng: xây dựng, nông nghiệp, thủy-hải sản, thực phẩm, may mặc, cơ khí, hàn… Tuy nhiên, ông Việt khuyến cáo người lao động nên liên hệ với các công ty chính thống để đảm bảo quyền lợi, tránh đi theo nguồn bất hợp pháp dẫn đến bị lừa, tiền mất tật mang.
Quang cảnh phiên giao dịch việc làm tại xã Đất Bằng. Ảnh: Vũ Chi
Quang cảnh phiên giao dịch việc làm tại xã Đất Bằng. Ảnh: Vũ Chi
Kết thúc phiên giao dịch, có 3 người đăng ký đi xuất khẩu lao động, 12 lao động đăng ký học nghề và 31 lao động đăng ký tìm việc làm tại Trung tâm. Theo anh Kpă Tâm-Bí thư Huyện Đoàn Krông Pa: Có gần 50% đoàn viên, thanh niên tham gia phiên giao dịch việc làm đến đăng ký tư vấn trực tiếp để lựa chọn công việc phù hợp. Điều này chứng tỏ người lao động có nhu cầu việc làm thực sự, không đến cho vui theo phong trào.
“Hy vọng những phiên giao dịch như thế này sẽ được tổ chức thường xuyên mở ra cánh cửa việc làm mới cho người lao động tại địa phương”-anh Tâm nói.
Trao đổi với P.V, ông Trần Thanh Hải-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh-cho hay: “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm lưu động nhằm thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn tỉnh”.
VŨ CHI

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.