Phát triển đô thị cần tầm nhìn dài hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tại hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam diễn ra ngày 18-5-2022, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: Việc đổi mới tư duy lý luận và phương pháp quy hoạch đô thị là rất quan trọng, bảo đảm quy hoạch đô thị phải có tầm nhìn dài hạn, đồng bộ và hiện đại, lấy con người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm, văn hóa và văn minh đô thị làm nền tảng phát triển.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng chỉ đạo tại hội nghị toàn quốc năm 2022 phổ biến Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11-11-2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06 (diễn ra cuối tháng 11-2022): “Phải coi trọng và đầu tư thích đáng cho công tác quy hoạch. Quy hoạch phải đi trước một bước với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược (...). Chúng ta có thể kiên trì thực hiện trong 5 năm, 10 năm, 20 năm, thậm chí hàng trăm năm… và nếu tôn trọng, làm theo quy hoạch hoàn chỉnh thì chúng ta sẽ có một đô thị trật tự và phát triển”.

Một góc Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, huyện Đức Cơ. Ảnh: Hà Duy

Một góc Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, huyện Đức Cơ. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai hiện có 18 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại I (TP. Pleiku), 3 đô thị loại IV (thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa, thị trấn Chư Sê), 14 đô thị loại V (riêng Ia Pa chưa có quyết định thành lập thị trấn) và 1 khu kinh tế (Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh). Không gian đô thị ngày càng được mở rộng kéo theo hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế-xã hội ngày càng đồng bộ và hiệu quả. Chất lượng sống của cư dân đô thị từng bước được nâng cao. Các dự án đô thị được các nhà đầu tư quan tâm với 37 dự án đầu tư phát triển đô thị (trong đó 20 dự án phát triển mới, 10 dự án đang triển khai, 7 dự án đã hoàn thành). Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị còn hạn chế. Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt thấp, khoảng 31% và không đồng đều, chỉ tập trung ở TP. Pleiku và 2 thị xã; tỷ lệ đô thị hóa thấp nhất là huyện Chư Prông. Chất lượng đô thị hóa chưa cao, phát triển đô thị theo chiều rộng là chủ yếu. Quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị chưa gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới...

Theo Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Bá Thạch: “Từ nay đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, Sở tập trung tham mưu giúp Tỉnh ủy, UBND tỉnh hoàn thành cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng toàn tỉnh, đẩy mạnh công tác lập quy hoạch xây dựng vùng huyện, vùng liên huyện để cụ thể hóa quy hoạch tỉnh, làm cơ sở định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn, hoàn thành quy hoạch chung xây dựng TP. Pleiku và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng các đề án, hoàn thành các chỉ tiêu đô thị, cụ thể là nâng cấp huyện Chư Sê lên thị xã; nâng cấp thị xã An Khê từ đô thị loại IV lên loại III; nâng cấp thị trấn Đak Đoa từ đô thị loại V lên loại IV; thành lập thị trấn Ia Pa”.

Mới đây, ngày 18-1-2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 52-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24-1-2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, tỉnh xác định công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội; có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phát huy mạnh mẽ vai trò, động lực của tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện và khuyến khích các khu vực kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân tham gia đầu tư phát triển đô thị. Đồng thời, hình thành một số đô thị động lực, gắn với phát triển đô thị thông minh; phát triển kết cấu hạ tầng của đô thị, nhất là hạ tầng kỹ thuật khung và hạ tầng xã hội thiết yếu được xây dựng và phát triển đồng bộ, hiện đại.

Có thể bạn quan tâm

Kẹt xe kéo dài gần 20 km tại đèo An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Kẹt xe kéo dài gần 20km trên quốc lộ 19 tại đèo An Khê

(GLO)- Ngày 12-12, tại đèo An Khê nối tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, hàng trăm chiếc ô tô con, xe khách, xe tải, container bị mắc kẹt kéo dài gần 20 km nhiều giờ liền. Nguyên nhân giữa đèo có hố nước sâu khiến các phương tiện không thể lưu thông qua lại.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.