Phát huy vai trò đội ngũ an toàn, vệ sinh viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Đội ngũ an toàn, vệ sinh viên được giao phụ trách công việc giám sát, kiểm tra các điều kiện làm việc để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho công nhân về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ).

Hơn 23 năm gắn bó với Nhà máy Đường An Khê thì chừng ấy thời gian ông Châu Ngọc Dũng-Tổ trưởng kiêm quản lý nhân sự được phân công phụ trách công tác ATVSLĐ. Hàng ngày, ông Dũng cùng 40 an toàn, vệ sinh viên của Nhà máy kiểm tra công tác an toàn, vận hành máy móc.

Ông chia sẻ: “Qua theo dõi, chúng tôi nhận thấy, người lao động chỉ chăm chú làm việc mà chưa thực sự quan tâm đến những yếu tố nghiêm ngặt về ATVSLĐ. Vì vậy ở mỗi tổ, đội sản xuất, Nhà máy đều bố trí 1 an toàn, vệ sinh viên có nhiệm vụ tuyên truyền, nhắc nhở công nhân nâng cao ý thức tự bảo vệ mình và chấp hành các quy định về ATVSLĐ; đồng thời, bảo quản các thiết bị an toàn và phương tiện bảo vệ cá nhân.

Đội ngũ an toàn, vệ sinh viên còn có nhiệm vụ phát hiện những thiếu sót, vi phạm của người lao động về thực hiện nội quy an toàn, nguy cơ mất an toàn, gây sự cố về máy, thiết bị, vật tư, hóa chất; hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người mới đến làm việc, tham gia xây dựng kế hoạch ATVSLĐ”.

Nhà máy Đường An Khê luôn quan tâm công tác an toàn, vệ sinh lao động. Ảnh: Đinh Yến

Nhà máy Đường An Khê luôn quan tâm công tác an toàn, vệ sinh lao động. Ảnh: Đinh Yến

Nhà máy Đường An Khê hiện có 1.100 cán bộ, công nhân, người lao động. Ông Nguyễn Đình Hà-Chủ tịch Công đoàn cơ sở Nhà máy Đường An Khê-cho hay: “Nhà máy bố trí 40 an toàn, vệ sinh viên tại các tổ, đội sản xuất. Đội ngũ an toàn, vệ sinh viên đã góp phần giảm thiểu tai nạn lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị”.

Được giao nhiệm vụ phụ trách an toàn, vệ sinh viên từ năm 2016, chị Đào Thị Thu Trang-Đội trưởng Đội 24 (Nông trường Suối Mơ, Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông) luôn gương mẫu chấp hành kỷ luật lao động, tích cực tham mưu, đề xuất các phương án quản lý vận hành, phương thức sản xuất an toàn, hiệu quả cho những công nhân cạo mủ cao su.

Hàng ngày, chị Trang luôn có mặt trước giờ làm việc để kiểm tra công tác chuẩn bị, theo dõi, giám sát việc thực hiện các quy trình, nội quy ATVSLĐ cho công nhân. Nhờ đó đã kịp thời phát hiện và ngăn ngừa các thiếu sót, nguy cơ mất an toàn trong sản xuất.

Chị Trang bộc bạch: “Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, tôi luôn gương mẫu trong công việc, tận tâm giúp đỡ, chia sẻ và động viên đồng nghiệp; tích cực đôn đốc, nhắc nhở và hướng dẫn mọi người chấp hành nghiêm các quy định về ATVSLĐ. Vào đầu mùa cạo mủ, Đội tổ chức huấn luyện cho 100% công nhân về nội quy, quy chế ATVSLĐ để giảm thiểu những rủi ro xảy ra khi làm việc trên vườn cây”.

Người lao động được đẩy mạnh tuyên truyền về công tác an toàn vệ sinh lao động. Ảnh: Đ.Y

Người lao động được đẩy mạnh tuyên truyền về công tác an toàn vệ sinh lao động. Ảnh: Đ.Y

Theo quy định tại Luật ATVSLĐ năm 2015: Mỗi tổ sản xuất trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất 1 an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Lãnh đạo doanh nghiệp và Công đoàn cơ sở phải thống nhất với nhau về việc thành lập và duy trì hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có hơn 3.000 an toàn, vệ sinh viên, chủ yếu tập trung ở những doanh nghiệp lớn, có nguy cơ cao về tai nạn lao động.

Bà Rơ Lan Nga-Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh-cho biết: Những doanh nghiệp này làm rất tốt công tác bảo hộ lao động, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ nhận thức cho người lao động. Tuy nhiên, đội ngũ phụ trách an toàn, vệ sinh viên còn khiêm tốn so với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Nói về vai trò của đội ngũ an toàn, vệ sinh viên, bà Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng ATVSLĐ tỉnh-cho rằng: Nhằm đẩy lùi tai nạn lao động, đảm bảo ATVSLĐ thì ở mỗi doanh nghiệp, nhà máy, phân xưởng sản xuất cần phải có mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

Thời gian tới, các sở, ngành, địa phương và doanh nghiệp cần tăng cường công tác giám sát, kiểm tra và yêu cầu các doanh nghiệp chưa có mạng lưới an toàn, vệ sinh viên nhanh chóng thiết lập mạng lưới này. Sở cũng sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra và có hình thức xử lý đối với các doanh nghiệp không có đội ngũ an toàn, vệ sinh viên theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Trụ đỡ an sinh vững bền

Trụ đỡ an sinh vững bền

Thị trường lao động ở nước ta đã xuất hiện nhóm người lao động mới (người vừa là NLĐ vừa là chủ sử dụng lao động..., vì vậy cần nghiên cứu bổ sung các đối tượng này tham gia BHXH.
Cơ hội việc làm ở nước ngoài cho lao động trẻ

Cơ hội việc làm ở nước ngoài cho lao động trẻ

(GLO)- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai vừa phối hợp cùng Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) tổ chức hội chợ việc làm dành cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Đây là cơ hội cho lao động trẻ tìm việc làm ổn định với thu nhập cao.
Tuyển 20 thực tập sinh nữ đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản với mức lương 25-30 triệu đồng/tháng

Tuyển 20 thực tập sinh nữ đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản với mức lương 25-30 triệu đồng/tháng

(GLO)- Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Gia Lai vừa có văn bản triển khai kế hoạch tuyển chọn 20 thực tập sinh nữ đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản đợt 1 năm 2024 theo công văn đề nghị của Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐTB-XH).
Luật cần hợp lý lẫn tình

Luật cần hợp lý lẫn tình

Không muốn ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) dù doanh nghiệp (DN) sẵn sàng tiếp nhận và bảo đảm các quyền lợi theo luật định là tình trạng có thật, đang xảy ra ở nhiều DN tại khu vực phía Nam.