Phấn son phù phiếm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hôm rồi, tôi lục tìm cuộn kim chỉ để khâu lại chiếc áo thì vô tình bắt gặp hộp đồ trang điểm của mẹ. Chiếc hộp thiếc đựng bánh quy ăn xong được mẹ tận dụng làm hộp đựng mỹ phẩm. Bên trong chỉ có vài món đồ ít ỏi: Một thỏi son cũ sờn tróc lớp tên nhũ bạc, không còn nhận ra của thương hiệu nào. Một hộp kem nền xài đã quá nửa. Một cục phấn nụ màu hồng cánh sen mòn nhẵn ba mặt. Cây chì kẻ mày ngắn ngủn được chuốt đầu cẩn thận. Chỉ vậy thôi. Món nào cũng cũ, tôi nhìn mà xót xa.
 Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Mẹ chép miệng giải thích, mỗi năm chỉ đi một hai bữa tiệc, sắm sửa gì nhiều cho tốn kém. Từ năm này qua năm khác, mẹ xài đi xài lại từng ấy phấn son. Hàng xóm, bà con cũng hay sang dùng ké. Mỗi lần có đám cưới, nhà tôi rộn rã nói cười. Người này giúp người kia tô son, đánh phấn, buộc tóc. Không khí rất vui. Có lẽ mẹ và cả các cô ấy nữa không bao giờ biết hạn sử dụng sau khi mở nắp của mỹ phẩm. Mẹ càng không biết màu son nào hợp với màu da gì, phong cách trang điểm nào đang thịnh hành, sản phẩm nào đang được yêu thích. Những món đắt tiền như nước hoa đương nhiên hết sức phù phiếm với mẹ. Hay đơn giản nhất, trang điểm xong không chỉ rửa lại mặt mà cần dùng thêm sản phẩm tẩy trang, điều ấy mẹ cũng không hề biết.
Tôi nhận ra mẹ đã vất vả nhiều quá. Vất vả đến mức bỏ quên nhu cầu làm đẹp rất bình thường của một người phụ nữ. Mùa đông hanh khô, da dẻ bong tróc, mẹ không có lấy hũ kem dưỡng ẩm. Mùa hạ nóng gắt, nắng đổ rát lưng, mẹ chỉ đội nón bịt khăn, không hề biết phải thoa kem chống nắng. Hoặc giả có biết mẹ cũng không thoa bởi bao nhiêu mồ hôi đẫm áo mới mua được tuýp kem be bé.
Trong một vài bức ảnh hiếm hoi chụp thời còn trẻ, mẹ vẫn đánh phấn tô son uốn tóc bồng bềnh. Ừ thì ai mà không có tuổi trẻ. Nụ cười của mẹ khi ấy trong veo như sương sớm long lanh. Cũng là nụ cười ấy, tháng tháng năm năm, nhăn nếp vất vả. Càng nghĩ lại càng thương mẹ.
Sở dĩ mẹ không sắm sửa cho bản thân bởi còn phải lo cho mấy miệng ăn trong nhà. Mẹ không dưỡng da làm đẹp bởi còn nhiều khoản phải chi. Hôm nay đứa này đóng học phí, ngày mai đứa kia đóng tiền trọ. Rồi ốm đau, cưới hỏi, lễ lạt. Dù chắc hẳn mẹ cũng từng muốn lắm những phấn son phù phiếm trong đời. Kỳ lạ là tôi luôn thấy mẹ đẹp. Đẹp từ đôi tay chai sần thô ráp. Đẹp bởi nụ cười xô nếp hiền từ.
Tối hôm đó, tôi bí mật đặt mua tặng mẹ một ít mỹ phẩm. Bây giờ mua bán thuận tiện, ở quê cũng có thể mua được những món đồ chính hãng. Hẳn mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi mở chiếc hộp thiếc ra thấy đồ mới thay thế đồ cũ, những món không quá đắt tiền nhưng đủ tốt cho làn da. Ngăn tủ đầu giường có thêm thỏi son thơm vị bạc hà và hũ kem dưỡng ẩm cho ngày gió hanh khô. Mẹ sẽ càu nhàu, có lẽ, nhưng sẽ vẫn tủm tỉm cười. Bởi phụ nữ luôn thấy hạnh phúc trước những điều đẹp xinh. Dù muộn, tôi vẫn muốn làm điều gì đó cho người mẹ vất vả của mình.
Nhiên Phượng

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.