Mua sách qua mạng: Cẩn trọng kẻo bị lừa!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin đang len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, hành vi lừa đảo của các đối tượng xấu cũng không từ một ngõ ngách nào. Bán sách cũng không ngoại lệ.

ktsg-mua-sach-qua-mang.jpg

Giống như các loại hàng hóa khác, sách cũng phải chạy theo thị hiếu số đông người đọc. Thế nên, những cuốn sách phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc nâng cao kiến thức lịch sử, văn hóa hiếm khi được tái bản. Nếu có thì số lượng cũng rất ít bởi không nhiều người mua. Lợi dụng điều này, những đối tượng gian trá đã giở chiêu trò lừa đảo. Chính tôi cũng 2 lần bị mất tiền oan để rước về sách rởm.

Lần thứ nhất là việc đặt mua cuốn “Để tìm hiểu 8 bộ tiểu thuyết cổ Trung Quốc” của Giáo sư Lương Duy Thứ. Vốn ham thích văn học cổ điển Trung Quốc, đinh ninh đây là cuốn sách có những nghiên cứu và khám phá mới về các tác phẩm này, tôi đặt mua 1 cuốn. Khi shipper giao hàng, tôi cũng chỉ mở xem bìa rồi trả tiền. Đến khi lật sách ra xem thì hóa ra nó được photocopy lại cuốn sách cùng tên của Nhà xuất bản Khoa học xã hội liên kết với Nhà xuất bản Mũi Cà Mau từ năm 1990.

Đã vậy, để qua mặt người mua, nó được đẩy độ dày lên bằng cách giãn rộng khoảng cách hàng, phóng cỡ chữ lên 16, trông chẳng khác gì cuốn sách dành cho người khiếm thị. Tuy bị mua phải sách rởm nhưng tôi tự nhủ: Dẫu sao thì nội dung cũng còn dùng được.

Lần thứ hai thì mới “điếng người” bởi không chỉ mua phải sách photocopy mà nội dung còn hoàn toàn không cần đến. Sách tôi đặt mua là “Tổng tập san nghiên cứu Văn-Sử-Địa”. Theo quảng cáo trên mạng thì tổng tập gồm 5 cuốn; tập hợp bài vở nghiên cứu của 40 số tập san Văn-Sử-Địa.

Cần nói thêm rằng, Tập san Văn-Sử-Địa trước đây là một tập san nghiên cứu rất có uy tín, gắn bó với tên tuổi của các nhà khoa học lừng danh như: Văn Tân, Trần Huy Liệu, Hoàng Xuân Hãn, Đào Duy Anh... Đã vậy, sách được đóng bìa cứng, giá chỉ có 599 ngàn đồng và được miễn phí giao hàng.

Vậy nên, tôi lại tin tưởng cho đến lúc mở sách xem thì: Tập 1 được photocopy nguyên cuốn “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh-Hoài Chân. Tập 2 photocopy nguyên tuyển tập “Những vấn đề ngữ văn” của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh. Tập 3 là toàn bộ giáo trình Văn học dân gian của Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội. Tập 4 là công trình “Toàn cảnh thơ Việt Nam 1945-1975” của Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Bá Thành. Tập 5 cũng là toàn bộ nghiên cứu về truyền thuyết dân gian nhưng không có tên công trình và cũng không rõ ai là tác giả. Tất cả đều được photocopy bằng một cỡ chữ nhỏ lít nhít, mắt kém hẳn phải dùng kính lúp.

Bấy giờ, tôi mới ngộ ra một điều rằng, nếu là sách thật như quảng cáo thì không thể có cái giá 599 ngàn đồng được. Cũng như vậy, ví dụ với bộ sách “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn gồm 5 cuốn, đóng bìa cứng, hình thức rất đẹp; nếu là sách thật thì không thể có giá 599 ngàn đồng và miễn phí giao hàng.

Thủ đoạn của các đối tượng bán sách giả là lấy sách thật, giá thật đưa lên mạng quảng cáo; sau đó đưa ra chiêu trò khuyến mại, giảm giá. Đơn cử như bộ sách “Tây Sơn thực lục” giá gốc 1.169.100 đồng nhưng các đối tượng dùng chiêu trò giảm giá “duy nhất hôm nay” chỉ còn 299 ngàn đồng cộng với miễn phí giao hàng. Với mức giảm giá như vậy thì người mua nên nghĩ đến rằng chỉ có sách photocopy mà thôi.

Cảnh giác với việc mua sách qua mạng không chỉ tránh mất tiền oan bởi sách rởm mà còn loại trừ việc vô tình tiếp tay cho các đối tượng làm ăn phi pháp, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của tác giả và nhà xuất bản.

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.