Phản hồi Bộ Y tế, TP. Hồ Chí Minh cho biết sẽ mua 15 triệu liều vaccine Moderna

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cùng với việc mua 5 triệu liều vaccine Moderna, UBND TP.HCM cho biết, đang đàm phán mua thêm ít nhất 10 triệu liều vaccine Moderna mũi tăng cường.
Vaccine COVID-19 của Moderna. Ảnh: Hải Nguyễn
Vaccine COVID-19 của Moderna. Ảnh: Hải Nguyễn
Mua 15 triều liều vaccine Moderna
Ngày 11.8, UBND TPHCM có văn bản khẩn gửi Bộ Y tế về việc mua, nhập khẩu vaccine phòng COVID-19.
Trước đó, ngày 9.8, Bộ Y tế đề nghị TPHCM khẳng định về việc mua 5 triệu liều vaccine Moderna. Trong trường hợp, TPHCM không mua thì đề nghị có văn bản trước ngày 15.8 để Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng xem xét cho đơn vị, địa phương khác mua, không để mất cơ hội mua 5 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của Moderna trong năm 2021.
Phản hồi Bộ Y tế về việc này, ngày 11.8, UBND TPHCM khẳng định thành phố luôn ý thức rõ về tầm quan trọng của vaccine trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Vì vậy, trong thời gian qua, với sự hỗ trợ giúp đỡ của Chính phủ, Bộ Y tế và cộng đồng doanh nghiệp, TPHCM luôn nỗ lực tìm kiếm mọi cơ hội để mang vaccine đảm bảo chất lượng về cho người dân TPHCM nói riêng và người dân cả nước nói chung.
Về tiến độ đàm phán và mua vaccine Moderna, UBND TPHCM cho biết, sau khi được sự chấp thuận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Công văn số 3988/VPCP-KGVX ngày 15.6.2021 về đồng ý với đề nghị của UBND TPHCM về việc mua và nhập khẩu vaccine; UBND TPHCM đã phát hành thư giới thiệu cho Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn (Công ty Sapharco), Tập đoàn VinaCapital tiến hành đàm phán với Công ty TNHH Zuellig Pharma là đại diện Nhà sản xuất vaccine Moderna để mua 5 triệu liều vaccine Moderna cho TPHCM.
TPHCM cũng đã có nhiều cuộc họp với Tập đoàn VinaCapital và các bên có liên quan; tiến hành thông qua các nội dung dự thảo Biên bản ghi nhớ giữa UBND TPHCM, Công ty Sapharco, Công ty TNHH Zuellig Pharma, Tập đoàn VinaCapital về việc mua vaccine Moderna.
Ngày 7.7.2021, UBND TPHCM đã có công văn giao Công ty Sapharco thực hiện nhiệm vụ đàm phán, thương thảo, ký kết hợp đồng mua vaccine phòng, chống COVID-19 trên địa bàn TPHCM để thực hiện công tác tiêm chủng theo kế hoạch của thành phố. Trên cơ sở đó, Công ty Sapharco đã ký bản điều khoản cơ bản cho việc cung cấp vaccine phòng COVID-19 Moderna.

TPHCM đặt mục tiêu tiêm vaccine cho 70% dân số trên 18 tuổi trong tháng 8. Ảnh: Ngọc Lê
TPHCM đặt mục tiêu tiêm vaccine cho 70% dân số trên 18 tuổi trong tháng 8. Ảnh: Ngọc Lê
UBND TPHCM cho biết, cho đến thời điểm hiện nay, Công ty Sapharco đang chờ đại diện Moderna chuyển dự thảo hợp đồng để mua 5 triệu liều vaccine Moderna, các quy định về bảo mật nội dung hợp đồng cho Công ty TNHH Zuellig Pharma, Tập đoàn VinaCapital và Công ty Sapharco để thương thảo và ký hợp đồng chính thức. Nếu hợp đồng được ký kết thì lịch giao vaccine dự kiến vào quý IV/2021 hoặc quý I/2022.
Trong đó, trước mắt, Tập đoàn VinaCapital và Công ty Sapharco đang tiếp tục thương lượng và yêu cầu Moderna, Công ty TNHH Zuellig Pharma đảm bảo số lượng cung ứng tối thiểu 2 triệu liều giao trong tháng 10.2021.
Bên cạnh đó, Tập đoàn VinaCapital và Công ty Sapharco đang tiến hành đàm phán với Moderna, Công ty TNHH Zuellig Pharma để mua ít nhất 10 triệu liều vaccine mũi tăng cường và giao trong đầu quý II/2022, vì mũi thứ hai này rất quan trọng và hiện nay các nước đã đặt hàng nhiều.
Xin chủ trương tiêm vaccine COVID-19 dịch vụ
Để bảo đảm việc tiếp cận vaccine và tăng khả năng huy động nguồn lực của xã hội, UBND TPHCM kiến nghị Bộ Y tế cần có chủ trương chính thức cho phép Công ty VinaCapital thực hiện hợp tác công-tư, tổ chức thu phí tiêm vaccine theo cơ chế “mua 5 liều vaccine sẽ tặng xã hội 1 liều”. Hiện, Bộ Y tế chưa có hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện tổ chức tiêm cho các đối tượng có nhu cầu và tự chi trả chi phí tiêm chủng.
UBND TPHCM cũng kiến nghị Bộ Y tế sớm ban hành quy định cụ thể giá dịch vụ tiêm chủng theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 1.7.2016 của Chính phủ về hoạt động tiêm chủng.
Ngoài ra, Bộ Y tế có thể tổng hợp nhu cầu vaccine Moderna của các địa phương khác nhằm tăng số lượng đặt hàng vaccine gồm 5 triệu liều chính và 10 triệu liều tăng cường để thúc đẩy giao hàng sớm và có thể giảm giá mua vaccine.
Tính từ ngày 8.3 đến trưa ngày 9.8, TPHCM nhận được 4.111.040 liều vaccine phân bổ từ Bộ Y tế và đã tổ chức tiêm được 3.430.990 mũi. Với số vaccine còn lại là khoảng 900.000 liều đã cấp phát cho các đơn vị tiêm chủng, dự kiến đến hết ngày 12.8, TPHCM sẽ tiêm hết số vaccine này.
Để có nguồn vaccine tiêm trong thời gian tới, UBND TPHCM đã đề xuất Bộ Y tế tiếp tục cấp vaccine trong tháng 8 với tổng số liều là 5,5 triệu (bao gồm mũi 1 và những người đủ điều kiện tiêm mũi 2) để đạt mục tiêu đạt độ bao phủ vaccine cho 70% người dân trên 18 tuổi.
MINH QUÂN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia tăng bệnh không lây nhiễm

Gia tăng bệnh không lây nhiễm

(GLO)- Hàng ngày, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tiếp nhận và thăm khám cho trên 1.000 trường hợp. Hai phần ba trong số này là bệnh nhân mắc các bệnh không lây nhiễm như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch…

Thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam. Ảnh nguồn moh.gov.vn

Mỗi năm, Việt Nam có hơn 103.000 người tử vong liên quan đến thuốc lá

(GLO)- Mới đây, tại tọa đàm “Ảnh hưởng của ngành thuốc lá tới môi trường và biến đổi khí hậu tại Việt Nam-Thực trạng và giải pháp” do Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Trung tâm Bảo vệ môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu tổ chức ở Hà Nội, các chuyên gia thông tin:

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.