Phấn đấu đến 2045, Khu du lịch Măng Đen trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia và khu vực

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Mục tiêu là xây dựng và phát triển Khu du lịch Măng Đen trở thành một trong những động lực phát triển du lịch cả nước. Phấn đấu đến năm 2045, Khu du lịch Măng Đen trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia và khu vực, với hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật, cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Ngày 29-11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1492/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2045.

Khu du lịch Măng Đen đến 2045 sẽ trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia và khu vực (ảnh nguồn Flane.vn)

Khu du lịch Măng Đen đến 2045 sẽ trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia và khu vực (ảnh nguồn Flane.vn)

Quan điểm lập quy hoạch nhằm phát triển Khu du lịch Măng Đen đạt các tiêu chí của Khu du lịch sinh thái mang tầm cỡ quốc gia và là điểm đến hấp dẫn, có thương hiệu của khu vực Tây Nguyên, trong nước và quốc tế. Phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế chuyên nghiệp, giàu bản sắc, có sức cạnh tranh cao, kết nối và thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác cùng phát triển, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện Kon Plông nói riêng và của tỉnh Kon Tum nói chung.

Tỉnh Kon Tum phát triển Khu du lịch Măng Đen nhằm thúc đẩy khai thác các lợi thế độc đáo về điều kiện khí hậu, cảnh quan tự nhiên và nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc của địa phương; đảm bảo phát triển bền vững, đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai.

Cùng đó, phát triển Khu du lịch Măng Đen phải bảo đảm an ninh, quốc phòng; trong đó, cần đặt trọng tâm vào ổn định an ninh chính trị, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, dân trí người dân, giữ gìn bản sắc văn hóa đặc trưng của các dân tộc; đảm bảo môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học.

Đồng thời, Kon Tum cần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa phi vật thể và không gian văn hóa liên quan.

Mục tiêu là xây dựng và phát triển Khu du lịch Măng Đen trở thành một trong những động lực phát triển du lịch cả nước. Phấn đấu đến năm 2045, Khu du lịch Măng Đen trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia và khu vực, với hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật, cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Hồ Đăk Ke - một địa điểm thu hút khách du lịch tại Măng Đen. Ảnh: Thế Binh/baokontum

Hồ Đăk Ke - một địa điểm thu hút khách du lịch tại Măng Đen. Ảnh: Thế Binh/baokontum

Để đạt được những mục tiêu trên, một trong những yêu cầu trọng tâm nghiên cứu quy hoạch là phải nghiên cứu mô hình phát triển khu du lịch sinh thái, cấu trúc không gian đô thị-du lịch; phân bố hệ thống đô thị - nông thôn trên cơ sở kế thừa đồ án Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen; Quy hoạch chung đô thị Kon Plông... Tổ chức không gian cho các chức năng Khu du lịch Măng Đen như: trung tâm du lịch chính mang tính chất trung tâm tập trung hầu hết các sản phẩm và dịch vụ đặc trưng với quy mô lớn của khu du lịch, điểm du lịch vệ tinh, khu vực đô thị-nông thôn; các khu vực bảo vệ cảnh quan-di tích; bảo vệ diện tích rừng tự nhiên; rừng sản xuất khai thác hoạt động du lịch, tổ chức hệ thống hạ tầng kết nối phải đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Lâm nghiệp và các quy định của pháp luật liên quan và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, Kon Tum cần đề xuất các giải pháp cụ thể về kiểm soát phát triển không gian dành cho trung tâm du lịch chính, các điểm du lịch vệ tinh; thị trấn Măng Đen và các xã; nghiên cứu các giải pháp quản lý tầng cao và mật độ các khu vực đặc trưng như trung tâm thị trấn Măng Đen-Măng Cành, nơi tập trung di tích lịch sử và thắng cảnh Măng Đen; làng đồng bào dân tộc thiểu số...

Có thể bạn quan tâm

Với diện tích hơn 413.511 ha, cao nguyên Kon Hà Nừng sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ cùng nhiều thắng cảnh phù hợp cho du lịch sinh thái. (Ảnh đơn vị cung cấp).jpg

Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng

(GLO)- Bên cạnh các giải pháp như xây dựng quy chế, kế hoạch quản lý, bảo vệ môi trường thì đẩy mạnh truyền thông là một trong những giải pháp hữu hiệu được đưa ra tại diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng vừa được tổ chức ngày 15-11 tại TP. Pleiku.

Du lịch Khánh Hòa sắp thu nhiều tiền nhất từ trước đến nay

Du lịch Khánh Hòa sắp thu nhiều tiền nhất từ trước đến nay

Sở Du lịch Khánh Hòa cho biết, trong 10 tháng, tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 47.000 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ, vượt 17,2% kế hoạch. Dự kiến, năm nay Khánh Hòa sẽ đón hơn 10 triệu lượt khách du lịch, doanh thu từ hoạt động du lịch trên 50.000 tỷ đồng - mức cao nhất từ trước đến nay.

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

(GLO)- Qua 3 ngày đầu diễn ra với nhiều chương trình ý nghĩa (từ ngày 8 đến 10-11), Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya 2024 để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách về một vùng đất, một loài hoa đã góp phần làm nên biểu tượng của du lịch Gia Lai.

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.