Phân bón kém chất lượng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khoảng tháng 3-2014, nhân viên Công ty cổ phần Sinh thái Việt Mỹ (chi nhánh tại 309 đường Trường Chinh, TP. Pleiku) vào xã Chư Pơng, (huyện Chư Sê) mở chương trình hội nghị khách hàng nhằm quảng bá sản phẩm đến người dân nơi đây. 

Vườn cà phê đang thời đỉnh thu hoạch của ông Khuê bị giảm sức sống, ảnh hưởng năng suất sau khi dùng phân bón Việt Mỹ. Ảnh: Ngọc Linh
Vườn cà phê đang thời đỉnh thu hoạch của ông Khuê bị giảm sức sống, ảnh hưởng năng suất sau khi dùng phân bón Việt Mỹ. Ảnh: Ngọc Linh

Sau hội nghị này, đã có 18 hộ dân ở 3 thôn (Đoàn Kết, Hố Lao, Thái Hà) đồng ý dùng 23 ha rẫy cà phê làm mô hình trình diễn loại phân bón hóa sinh của Công ty cổ phần Sinh thái Việt Mỹ. Theo đó, trong một năm, cứ mỗi ha đất rẫy, Việt Mỹ yêu cầu nông dân đầu tư tổng cộng 23 triệu đồng cho các loại phân như: phân nước cạn, phân bột túi, phân siêu lân, phân siêu bón lá (bón 5 lần trong các chu kỳ của mùa vụ). Bên cạnh đó, Việt Mỹ còn tuyên truyền, do cam kết với Bộ Nông nghiệp và PTNT về chương trình nông thôn mới nên Công ty sẽ giảm giá cho nông dân 50%, nghĩa là tổng đầu tư lúc này chỉ còn 11.750.000 đồng/ha.

Từ lâu, nông dân nơi đây đã quen với mô hình sản xuất cà phê sạch (nhiều hộ đạt tiêu chuẩn VietGap) nên khi nghe Việt Mỹ quảng cáo sản phẩm hoàn toàn được làm bằng nguyên liệu từ tự nhiên, người dân rất hào hứng với loại phân mới này. Nhiều người thậm chí còn bán số phân vốn đã được tích trữ trước đó cho mùa vụ để nhập loại phân mới. Quảng cáo về phân bón của Việt Mỹ rình rang là vậy, song mới chỉ tiến hành bón cho cây trồng đợt một, nhiều người đã giật mình. Ông Lương Viết Thuận (42 tuổi) cho biết, sau khi bón, tưới, phun theo đúng quy trình của Việt Mỹ, vườn cà phê nhà ông chẳng những không “chuyển mình” như lời quảng cáo mà còn có dấu hiệu chững lại, lá vàng, trái rụng… Dù tiếc số tiền cả chục triệu đồng đã bỏ ra song ông Thuận vẫn quyết định không dùng loại phân này nữa, quay trở lại dùng loại phân bón Bình Điền như trước đây. Ông Thuận cho rằng, đây là quyết định hết sức sáng suốt bởi đã kịp thời cứu được vườn cà phê, không chỉ cho năm nay mà còn không để lại di chứng cho những năm sau. Thiệt hại nặng nhất là nhà ông Lê Anh Khuê (62 tuổi).

 

Sau khi bón phân Việt Mỹ, trái cà phê rụng đầy gốc. Ảnh: Ngọc Linh
Sau khi bón phân Việt Mỹ, trái cà phê rụng đầy gốc. Ảnh: Ngọc Linh

Ông kể: “Tôi không phải ham rẻ khi chọn phân bón của Việt Mỹ (mọi năm, mỗi ha ông Khuê đầu tư khoảng 30 triệu đồng tiền phân) mà vì tiêu chí an toàn môi trường. Khi vừa bón lần thứ nhất, vườn cà phê đã có dấu hiệu lạ, song vì nghĩ chắc là cây trồng chưa thích ứng nên tôi đã kiên trì bón đến đợt thứ tư. Lúc này, vườn cây đã trở nên quá tồi tệ. Cụ thể, nhiều cây bị vàng lá, không bung cành, rụt đọt, rụng trái, nhiều cây đã rụng hết quả… Tình trạng này chắc chắn sẽ ảnh hưởng nặng nề cho những năm sau. Tôi đã nhiều lần phản ánh đến đại diện Việt Mỹ tại Gia Lai song những người này chỉ tiếp nhận theo kiểu hời hợt, không hề có biện pháp khắc phục”.    

Dẫn chúng tôi đi thực địa tại vườn cà phê đang thời đỉnh năng suất (15 năm tuổi) thì thấy có rất nhiều cây bị vàng lá, dưới gốc cây đầy rẫy trái rụng. Theo lời ông Khuê, mọi năm, vườn này thu được 5 tấn cà phê nhân nhưng đến giờ này đã bị thiệt hại hơn 40%.

 

Về việc này, ông Đặng Xuân Tâm-Chủ tịch Hội Nông dân xã Chư Pơng cho biết: Tôi là người được giao nhiệm vụ triển khai loại phân này đến nông dân. Qua một thời gian theo dõi, đến giờ có thể khẳng định, loại phân này hoàn toàn kém chất lượng. Bởi cả 23 ha được dùng để trình diễn đều có dấu hiệu cây sụt giảm sức sống, giảm năng suất, chất lượng và còn di chứng cho những năm sau. Nhà ông Khuê là thiệt hại nặng nhất bởi ông này kiên trì bón phân Việt Mỹ đến đợt thứ tư; những hộ khác do mới dùng đợt đầu đã hoảng sợ quay trở lại dùng loại phân truyền thống nên ít thiệt hại hơn. Tôi đã thay mặt nông dân phản ánh đến những người có trách nhiệm của Việt Mỹ nhưng họ chỉ giải quyết theo kiểu đổ lỗi và đá bóng trách nhiệm.

Qua phản ánh của nông dân như trên, đề nghị cơ quan chức năng làm rõ.

Ngọc Linh

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.