Phân bổ gần 690 tỷ đồng cho dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đắk Lắk yêu cầu chủ đầu tư và các đơn vị, địa phương liên quan đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, đảm bảo bàn giao tối thiểu 70% mặt bằng trước ngày 30/6 để kịp khởi công dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN

Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN

Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, tỉnh vừa ban hành Quyết định về việc giao chi tiết kế hoạch thông báo sau vốn ngân sách Trung ương năm 2023 của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội cho dự án thành phần 3, thuộc dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột giai đoạn 1, với số vốn 686 tỷ đồng.

Theo đó, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh theo dõi, kiểm tra đôn đốc thực hiện kế hoạch. Sở Tài chính hướng dẫn thanh toán, giải ngân và quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, phối hợp với Kho bạc Nhà nước tỉnh báo cáo định kỳ tình hình giải ngân của các dự án theo quy định.

Kho bạc Nhà nước tỉnh đảm bảo nguồn vốn thanh toán cho các dự án khi có đủ điều kiện giải ngân, phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư xử lý các vướng mắc phát sinh, rút ngắn thời gian kiểm soát chi.

Tỉnh Đắk Lắk cũng yêu cầu Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh (chủ đầu tư) thực hiện các nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công; căn cứ mức vốn của các dự án đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh giao, tổ chức triển khai thực hiện; chịu trách nhiệm thực hiện dự án và việc giải ngân kế hoạch vốn đối với các chương trình, dự án đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh giao kế hoạch theo quy định. Đồng thời định kỳ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch về Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20 hằng tháng để tổng hợp, báo cáo theo quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị, dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Do đó, tỉnh yêu cầu chủ đầu tư và các đơn vị, địa phương liên quan đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, đảm bảo bàn giao tối thiểu 70% mặt bằng trước ngày 30/6/2023 để kịp khởi công dự án theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, ông Phạm Ngọc Nghị cũng lưu ý chủ đầu tư trong quá trình lựa chọn nhà thầu phải công khai, minh bạch, bảo đảm chọn nhà thầu có năng lực, uy tín và kinh nghiệm; yêu cầu Ủy ban Nhân dân cấp huyện liên quan đến dự án phối hợp với các đơn vị tại địa phương để thực hiện tốt đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư đối với dự án đầu tư trên địa bàn, kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc để đảm bảo tiến độ giải ngân theo quy định.

Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 với tổng chiều dài toàn tuyến 117,5km.

Dự án được chia thành 3 dự án thành phần, trong đó, dự án thành phần 3 do Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk làm cơ quan chủ quản với chiều dài hơn 48km, đi qua địa bàn 3 huyện của tỉnh gồm: Ea Kar, Krông Pắc và Cư Kuin.

Giai đoạn hoàn chỉnh có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 24,75m, tổng mức đầu tư trên 6.165 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thống nhất không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 đối với 4 loại giấy tờ do UBND TP. Pleiku và Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố đề xuất.

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.