Phải báo cáo Quốc hội về việc nhiều tuyến đường cao tốc xuống cấp nhanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sáng 17/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các báo cáo: Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội; Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội; Kết quả tiếp công dân, tiếp nhận xử lý đơn thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2018.
Cử tri đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước
Dự thảo Báo cáo Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nêu rõ: Từ sau kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV đến nay, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng hợp được 2.976 ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội.
 
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ phát biểu. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Cử tri và Nhân dân tiếp tục thể hiện tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, giám sát của Quốc hội, vai trò quản lý, điều hành hiệu quả của Chính phủ, sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân, các tổ chức quốc tế, nhờ đó, lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định; chất lượng của nền kinh tế tăng trưởng khá.
Cử tri và Nhân dân đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước trong kiện toàn hệ thống chính trị và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường trách nhiệm nêu gương, tính tiền phong, gương mẫu của mỗi lãnh đạo, cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng. Quốc hội tiếp tục đổi mới hoạt động chất vấn; tăng cường công tác lập pháp và giám sát việc giải quyết những vấn đề cử tri và Nhân dân kiến nghị. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính; thành lập các tổ công tác theo dõi, trực tiếp kiểm tra một số bộ, ngành và địa phương...
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, cử tri và Nhân dân còn lo lắng về một số vấn đề như: nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; lạm phát vẫn tiềm ẩn; năng suất lao động, năng lực cạnh tranh trong nhiều ngành, lĩnh vực chưa cao; nguy cơ tụt hậu xa hơn nếu không kịp thời và có giải pháp nắm bắt ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến; ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, bão, lũ, hạn hán, xâm nhập mặn diễn biến khó lường, có xu hướng tác động nặng nề hơn đến sản xuất và đời sống của Nhân dân.
Tại kỳ họp này, trên cơ sở những ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân cả nước, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Đảng và Nhà nước quan tâm hoàn thiện thể chế, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các vấn đề dư luận xã hội quan tâm để tạo sự đồng thuận trong xã hội, củng cố niềm tin của hệ thống chính trị, doanh nghiệp và Nhân dân; kịp thời phản bác, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, gây hoang mang trong dư luận...
Hoàn thiện báo cáo trình Quốc hội
Báo cáo Kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV của Ban Dân nguyện cho biết các cơ quan của Quốc hội đã tiếp nhận 60 kiến nghị, trong đó cử tri nhiều tỉnh, thành phố tiếp tục kiến nghị Quốc hội xem xét ban hành luật cần có nội dung cần ngắn gọn, dễ hiểu, đặc biệt, cần có chế tài xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, cơ quan tham mưu xây dựng luật khi vi phạm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tiếp tục đổi mới quy trình soạn thảo, nâng cao chất lượng làm luật...
Tiếp thu kiến nghị của cử tri về tăng cường các hoạt động giám sát việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, một số cơ quan của Quốc hội đã tổ chức giám sát chuyên đề về vấn đề này. Đặc biệt, trong thời gian giữa hai Kỳ họp thứ 4 và thứ 5 của Quốc hội, một số vấn đề được được cử tri, dư luận xã hội quan tâm đã được các cơ quan của Quốc hội kịp thời tổ chức khảo sát thực tế, tổ chức cho các cơ quan quản lý nhà nước giải trình tại các Ủy ban để làm căn cứ kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền như: Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức khảo sát việc xây dựng ga tàu điện (C9) có vị trí đặt cạnh Hồ Gươm; khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2012-2017; tổ chức phiên giải trình của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông; Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức khảo sát việc thực hiện dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông...
Chính phủ, các bộ, ngành đã tiếp nhận 2.004 kiến nghị, nội dung các kiến nghị liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống, kinh tế xã hội, trong đó, nổi lên một số vấn đề cử tri nhiều địa phương kiến nghị về giáo dục đào tạo, giải quyết việc làm và an sinh xã hội, nông nghiệp, nông thôn, về cải cách thủ tục hành chính, tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương... Tất cả các kiến nghị này đã được xem xét, giải quyết, trả lời.
Trên cơ sở đánh giá đây là hai báo cáo rất quan trọng sẽ được trình bày trước Quốc hội tại kỳ hợp tới, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến nhấn mạnh nội dung của báo cáo phải bao quát được các vấn đề bức xúc nổi lên từ các kiến nghị của cử tri để gửi tới Quốc hội. Nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá nội dung các báo cáo được chuẩn bị kỹ lưỡng, phán ánh toàn diện ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước gửi tới Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết qua tiếp xúc, cử tri thể hiện quan tâm nhiều tới vấn đề nông nghiệp, nông thôn; mong muốn các cơ quan chức năng nghiên cứu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo sức hút để phát triển các vùng nông nghiệp.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga nêu gần đây chất lượng đường cao tốc nói chung và một số đường cao tốc cụ thể xuống nhanh, đề nghị vấn đề này cần được đưa thêm vào báo cáo.
 
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga phát biểu. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Chủ trì phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị trên cơ sở các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan hữu quan tiếp thu, hoàn thiện báo cáo để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, dự kiến khai mạc ngày 22/10.
Quỳnh Hoa (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều bạn trẻ đã đặt lịch chụp ảnh từ sớm để đón Tết Nguyên đán 2025 (ảnh nhân vật cung cấp).

Dịp Tết, nhiều dịch vụ “ăn nên làm ra”

(GLO)- Ngay từ đầu tháng Chạp, nhu cầu đăng ký, sử dụng các dịch vụ trong dịp Tết như chụp ảnh, dọn nhà, giặt ủi... của người dân tăng cao. Đây cũng là khoảng thời gian các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ này “ăn nên làm ra”.

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.