Ông đồ tết thời đại 4.0

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày tết, những ông đồ xúng xính áo dài ngồi cho chữ đã trở thành nét đẹp truyền thống. Nhưng sau những lễ hội, những ông đồ ấy muốn tiếp tục theo đuổi thư pháp chữ Việt cũng phải thay đổi vì thời đại 4.0.
 
Đỗ Nhật Thịnh (áo dài đen) tặng chữ. Ảnh: NVCC
Ông đồ Đỗ Nhật Thịnh (sinh viên năm 4, Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM) từng xuất hiện trên nhiều diễn đàn với các vai trò khác nhau như thiết kế đồ họa, nhận dạng thương hiệu, nhiếp ảnh, sáng tác tranh… Ngoài ra, trong suốt hơn 12 năm, Thịnh đã luôn theo đuổi đam mê nghệ thuật thư pháp chữ Việt và có chút ít tiếng tăm trong lĩnh vực này.
Nhưng trong sự biến thiên của xã hội, cũng như nhiều người viết thư pháp chữ Việt khác, đến nay ông đồ Thịnh đang tiếp tục đam mê của mình với một con đường khác.
Biểu diễn thư pháp trên... màn hình LED
Những năm gần đây, phong trào viết thư pháp chữ Việt trở nên ít phổ biến hơn. Một trong những lý do là chữ viết kiểu thư pháp không còn sự cuốn hút vì sự quan tâm của người trẻ hướng nhiều về công nghệ. Đỗ Nhật Thịnh nhận ra rằng ngay cả thư pháp chữ Việt cũng cần phải thay đổi, gắn với hiện đại để thu hút hơn với người trẻ.
Mỗi dịp lễ tết, Thịnh đều tham gia viết thư pháp chữ Việt tại những nơi dành riêng cho các ông đồ. Tết Nguyên đán năm nay, anh dự kiến viết chữ ở phố đi bộ Nguyễn Huệ từ 29 tết - mùng 4 tết âm lịch. Đồng thời anh còn nhận được lời mời từ Công viên văn hóa Đầm Sen để tặng chữ miễn phí cho những người có nhu cầu. 
 
Đỗ Nhật Thịnh đang viết chữ. Ảnh: NVCC
Tuy nhiên, mỗi năm chỉ có vài dịp như vậy. Còn những dịp khác, những ông đồ như Thịnh sẽ làm gì? Thịnh cho biết, để thư pháp hấp dẫn được người khác, ngày nay không những viết “mực tàu, giấy đỏ” như ngày xưa, chất liệu viết thư pháp cũng không thể đóng khung trên vải, gỗ... nữa. Mọi thứ cần được kỹ thuật số hóa để lan truyền đến nhiều người hơn. 
Ngoài ra, để thư pháp thu hút nhiều người hơn, Thịnh chọn biểu diễn thư pháp trên sân khấu. Khi kết hợp viết thư pháp trên sân khấu có thể kết hợp thêm âm nhạc như những bài nhạc nền, thậm chí có thể hát để truyền tải cái hồn vào trong tác phẩm của mình. Ngoài ra, người viết thư pháp cũng có thể kết hợp thêm hình ảnh, bố trí màn hình LED... rất dễ dàng.
"Thời đại hiện nay công nghệ phát triển rất nhanh, có thể kết hợp giữa chữ viết thư pháp với hình ảnh ấn tượng để biểu diễn. Nhờ vào sự kết hợp nghệ thuật thư pháp và công nghệ, người xem có thể tiếp cận được dễ dàng. Thậm chí, biểu diễn trên sân khấu khoảng tầm 1.000 người cũng có thể thấy rõ được”, Thịnh chia sẻ.
 
Bạn trẻ chụp hình viết thư pháp tại khu vực thư pháp Nhà Văn hóa Thanh niên (TP.HCM). Ảnh: Đăng Nguyên
Thịnh cho biết, bên cạnh việc cho chữ còn có sự kết hợp các tiết mục biểu diễn sân khấu tạo sự thu hút tốt hơn. Một số đơn vị truyền thông có mời anh quay hình như VTC, HTV...
Thời đại hòa nhập và xông pha
Thịnh nói anh cảm thấy may mắn vì không những là một nhà thư pháp mà còn được rèn luyện kỹ năng về thiết kế, nhiếp ảnh, hội họa để làm phong phú thêm tình yêu nghệ thuật của mình. 
“Đây là thời đại chúng ta phải luôn sẵn sàng hòa nhập và xông pha. Hãy luôn lắng nghe, biết kết hợp những giá trị khác nhau, không ngừng tìm hiểu và học hỏi thêm nhiều ngành nghề, lĩnh vực  để phát huy thế mạnh của mình trong công việc. Đặc biệt là lĩnh vực nghệ thuật càng cần nhiều hơn sự hòa nhập để thích ứng, đưa nghệ thuật đến người thưởng lãm nhiều hơn", Thịnh cho biết.
 
Viết thư pháp tại Nhà Văn hóa Thanh niên (TP.HCM). Ảnh: Đăng Nguyên
Thời gian sắp tới, Thịnh muốn kết hợp thêm một số loại hình khác với nhau, cả kết hợp vào nghệ thuật thư pháp. Chẳng hạn, kết hợp thêm nghệ thuật sắp đặt hoặc kết hợp thêm về 3D Mappings và những hình ảnh khác. Anh mong muốn thực hiện một triển lãm đặc biệt kết hợp nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau để tiếp cận gần hơn với công chúng, tạo ra hiệu ứng lạ, mới mẻ, trẻ trung, hài hòa về nhiều yếu tố nghệ thuật, mang đến một món ăn tinh thần đặc sắc cho nhiều bạn trẻ.
Những ngày này, chúng ta đang thấy những ông đồ trên khắp các khu vực lễ hội công cộng. Nhưng sau những ngày tết, họ cũng như Thịnh, đang tìm mọi hướng đi mới cho đam mê viết thư pháp chữ Việt của mình. 
Vũ Lâm-Hải Yến (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Thi thiết kế báo tường mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Thi thiết kế báo tường mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

(GLO)- Nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tạo cơ hội cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thể hiện sự sáng tạo, kỹ năng vẽ, viết…Huyện Đoàn Chư Păh (tỉnh Gia Lai) tổ chức cuộc thi thiết kế báo tường với chủ đề “Tuổi trẻ Chư Păh tự hào, vững tin theo Đảng”.

Ông Kpă Blon (bìa phải) trò chuyện với thanh niên trong làng về việc đảm bảo an ninh trật tự.Ảnh: R.H

“Đầu tàu” của làng Đút

(GLO)- Nhắc đến ông Kpă Blon (SN 1984, làng Đút, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), ai cũng dành cho ông sự quý trọng. Không chỉ tận tâm hòa giải mâu thuẫn, giữ gìn sự bình yên cho buôn làng, ông còn tích cực hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Chị Lê Thị Luyên trao đổi với anh Đinh Klet-Bí thư Chi Đoàn làng Dơ Nông Ó về mô hình tủ sách pháp luật điện tử của Đoàn xã Kông Htok. Ảnh: R.H

“Thủ lĩnh” thanh niên ở Kông Htok

(GLO)- Trong vai trò “thủ lĩnh” thanh niên cùng tinh thần trách nhiệm và sự sáng tạo, chị Lê Thị Luyên-Bí thư Đoàn xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã có nhiều đóng góp trong công tác Đoàn, góp phần thay đổi nhận thức và đời sống của đoàn viên thanh niên (ĐVTN) ở địa phương.

Hội trại truyền thống 26-3: Giáo dục kỹ năng cho thanh-thiếu niên từ hoạt động trải nghiệm

Hội trại truyền thống 26-3: Giáo dục kỹ năng cho thanh-thiếu niên từ hoạt động trải nghiệm

(GLO)- Hòa chung không khí sôi nổi của Tháng Thanh niên và kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26-3), tại một số tổ chức Đoàn-Đội trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã diễn ra hội trại truyền thống với chủ đề: “Suối nguồn”, “Khát vọng thanh niên”, "Khát vọng tuổi trẻ"..

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

(GLO)- Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đi qua mỗi ngày. Khi ta biết cách nhân lên niềm hạnh phúc, cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhẹ nhàng và đáng sống hơn. Đó là cách mà nhiều gia đình đang tạo lập cũng như chung tay gìn giữ.

Hội Nông dân phường Hội Thương trao tặng nhu yếu phẩm cho cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 48 (Sư đoàn 320, Quân đoàn 34). Ảnh: C.H

Nông dân Pleiku tiếp sức cho bộ đội xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Những ngày qua, Hội Nông dân TP. Pleiku kêu gọi hội viên ủng hộ nhu yếu phẩm “tiếp sức” cho bộ đội giúp dân xóa nhà tạm, nhà dột nát. Hoạt động ý nghĩa này không chỉ thể hiện trách nhiệm của hội viên nông dân với chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát mà còn tô thắm tình quân dân gắn kết.