Nước sạch về làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Việc xây dựng các công trình cấp nước tập trung đã giải bài toán thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô cho người dân 3 làng đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai).
Trước đây, mỗi khi bước vào mùa khô, phần lớn giếng nước của các hộ dân thuộc 3 làng Hòa Bình, Pơ Nang và Nhoi rơi vào tình trạng cạn kiệt. Nhiều gia đình phải sử dụng nước ao, hồ hoặc đi xa lấy nước suối về dùng. Trước tình trạng đó, giữa tháng 8-2020, UBND thị xã An Khê xuất ngân sách hơn 1,6 tỷ đồng cấp cho xã Tú An để đào giếng, xây bể chứa nước sinh hoạt. Sau 2 tháng thi công, 6 giếng đào và 7 bể chứa nước (mỗi bể chứa khoảng 30 m3 nước) cùng hệ thống máy bơm, các tấm pin năng lượng mặt trời đã hoàn thành đưa vào sử dụng.
Người dân làng Nhoi (xã Tú An, thị xã An Khê) ra bể nước chung lấy nước về sử dụng. Ảnh: Ngọc Minh
Người dân làng Nhoi (xã Tú An, thị xã An Khê) ra bể nước chung lấy nước về sử dụng. Ảnh: Ngọc Minh
Dẫn chúng tôi tham quan các bể chứa nước tập trung của làng, bà Trương Thị Hồng Tất-Bí thư Chi bộ làng Pơ Nang-cho hay: “Sau khi khảo sát, UBND xã cho đào 2 cái giếng và xây 2 bể chứa nước. Nước được bơm từ giếng lên bể chứa, bà con chỉ việc mở vòi lấy nước về sử dụng. Đặc biệt, máy bơm nước hoạt động bằng nguồn điện năng lượng mặt trời, không tốn chi phí tiền điện hàng tháng. Nhờ đó, từ đầu mùa khô đến nay, tình trạng thiếu nước sinh hoạt đã không còn xảy ra”.
Chị Đinh Thị Sam (làng Pơ Nang) chia sẻ: “Trước đây, vào mùa khô, tôi phải đi ngược lên đầu làng xin từng can nước về sử dụng. Bây giờ, Nhà nước xây cho bể nước gần nhà nên dân làng mừng lắm. Chúng tôi bảo nhau giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh bể, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả”.
Các bể nước tập trung đi vào hoạt động giúp gia đình chị Đinh Thị Sam (làng Pơ Nang, xã Tú An, thị xã An Khê) và dân làng có nguồn nước sách sử dụng. Ảnh Ngọc Minh
Các bể nước tập trung đi vào hoạt động giúp gia đình chị Đinh Thị Sam (làng Pơ Nang, xã Tú An, thị xã An Khê) và dân làng có nguồn nước sạch sử dụng. Ảnh: Ngọc Minh
Vào buổi chiều, tại bể nước làng Nhoi, không khí thật rộn ràng. Người lớn thì xách nước về nhà dùng, trẻ em tíu tít tắm gội. Vừa rửa mớ lá mì mới hái sau vườn, bà Đinh Thị Yên vui vẻ kể: “Trước đây, gia đình tôi và 3 hộ khác dùng chung một cái giếng, cứ tới tháng 6-7 nước trong giếng bắt đầu cạn dần, nhiều hôm phải ra ao, hồ lấy nước về dùng. Từ khi công trình nước đưa vào sử dụng, ai nấy đều phấn khởi. Sáng sớm hoặc chiều muộn, mọi người ra bể lấy nước, trò chuyện việc nhà, việc rẫy; con trẻ có chỗ tắm táp. Từ nay, dân làng không phải lo chuyện nước sinh hoạt nữa”.
Trò chuyện cùng chúng tôi, ông Hoàng Xuân Đạt-Trưởng thôn Hòa Bình-cho hay: Làng có 113 hộ với 424 khẩu. Bà con sống rải rác trên phạm vi rộng. Trong khi đó, số lượng giếng nước trong dân ít. Mặc dù mới có 2 bể nước đi vào hoạt động nhưng cơ bản đã đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt của người dân. Sau này, bể nước còn lại được lắp hệ thống năng lượng mặt trời cung cấp điện cho máy bơm hoạt động sẽ đảm bảo nhu cầu của bà con. 
Trao đổi với P.V, ông Trần Thanh Cảnh-Chủ tịch UBND xã Tú An-cho biết: Tháng 8-2020, Thị ủy, UBND thị xã quan tâm hỗ trợ kinh phí để xã xây dựng các bể nước tập trung phục vụ người dân ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số. Công trình hoàn thành đưa vào sử dụng giúp hơn 200 hộ dân ở 3 làng: Nhoi, Hòa Bình và Pơ Nang có nước sạch sử dụng, không phải lo thiếu nước vào những tháng mùa khô. “Để công trình phát huy hiệu quả lâu dài, UBND xã chỉ đạo cán bộ phụ trách, trưởng thôn thường xuyên tuyên truyền cho người dân phát huy tính cộng đồng, có ý thức bảo vệ công trình. Đồng thời, nhắc nhở bà con thường xuyên vệ sinh bể nước, giữ gìn môi trường xung quanh, sử dụng nước tiết kiệm, tránh lãng phí”-Chủ tịch UBND xã Tú An nhấn mạnh.
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Trước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vé máy bay nội địa và quốc tế đang tăng mạnh, có chặng cao gần gấp 3 lần so với ngày thường. Trong khi đó, xu hướng du lịch cá nhân hóa và kết hợp đào tạo ngắn hạn lên ngôi, hứa hẹn nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách.

Thực hư giá đất 'sốt nóng' theo thông tin các tỉnh sáp nhập

Thực hư giá đất 'sốt nóng' theo thông tin các tỉnh sáp nhập

Thị trường bất động sản tại nhiều địa phương bỗng "nóng" trở lại khi giá đất tăng, nhiều nơi xuất hiện nhiều người hỏi mua bán đất. Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo, "cơn sốt" này có thể chỉ là phản ứng tâm lý ngắn hạn, tiềm ẩn rủi ro cho những ai lao vào cuộc đua mà chưa kịp cân nhắc kỹ lưỡng.

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

(GLO)- Nhiều năm qua, người dân một số làng thuộc xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi trên con đường mưa lầy, nắng bụi. Mong mỏi lớn nhất của người dân là tuyến đường huyết mạch này sớm được quan tâm đầu tư để thuận lợi hơn trong đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.