Núi Chứa Chan - 'nóc nhà' ở Đồng Nai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ngọn núi cao thứ hai ở Đông Nam Bộ có nhiều rừng rậm, vách đá dựng đứng... được các bạn trẻ chọn để khám phá khi rảnh rỗi.
 Những ngày qua, nhiều nhóm bạn trẻ từ TP HCM, Bình Dương... khám phá thắng cảnh hoang sơ của núi Chứa Chan (Đồng Nai). Ngọn núi cách TP HCM khoảng 110 km, cao 837 m so với mực nước biển. Đây là ngọn núi cao nhất ở Đồng Nai, cao thứ hai ở Đông Nam Bộ, sau núi Bà Đen (986 m, Tây Ninh).
Những ngày qua, nhiều nhóm bạn trẻ từ TP HCM, Bình Dương... khám phá thắng cảnh hoang sơ của núi Chứa Chan (Đồng Nai). Ngọn núi cách TP HCM khoảng 110 km, cao 837 m so với mực nước biển. Đây là ngọn núi cao nhất ở Đồng Nai, cao thứ hai ở Đông Nam Bộ, sau núi Bà Đen (986 m, Tây Ninh).
Đoạn đường leo núi khá cheo leo với nhiều hốc đá lớn, rừng rậm, yêu cầu người khám phá phải có kinh nghiệm. Một hốc đá cao chừng 5 m khiến các bạn trẻ rất khó khăn mới vượt qua.
Đoạn đường leo núi khá cheo leo với nhiều hốc đá lớn, rừng rậm, yêu cầu người khám phá phải có kinh nghiệm. Một hốc đá cao chừng 5 m khiến các bạn trẻ rất khó khăn mới vượt qua.
 Lưng chừng núi là các ngôi chùa được xây bên những vách đá lớn. Đây cũng là điểm đến du lịch tâm linh thu hút nhiều khách thập phương, đặc biệt là những ngày rằm âm lịch.
Lưng chừng núi là các ngôi chùa được xây bên những vách đá lớn. Đây cũng là điểm đến du lịch tâm linh thu hút nhiều khách thập phương, đặc biệt là những ngày rằm âm lịch.
Ngoài đi bộ theo đường mòn trạm thông tin SK11 và 400 bậc thang truyền thống, đường lên đỉnh còn có cáp treo với giá 110.000 đồng mỗi người.
Ngoài đi bộ theo đường mòn trạm thông tin SK11 và 400 bậc thang truyền thống, đường lên đỉnh còn có cáp treo với giá 110.000 đồng mỗi người.
Chùa Bửu Quang tọa lạc trên lưng chừng núi với độ cao khoảng 500 m so với mặt nước biển. Từ ngôi chùa này, bạn phóng tầm mắt sẽ thấy rõ cảnh quang những ngôi làng dưới chân núi.
Chùa Bửu Quang tọa lạc trên lưng chừng núi với độ cao khoảng 500 m so với mặt nước biển. Từ ngôi chùa này, bạn phóng tầm mắt sẽ thấy rõ cảnh quang những ngôi làng dưới chân núi.
Không phải ngày rằm (15 âm lịch) song nhiều du khách vẫn ghé thăm, thắp hương cúng bái.
Không phải ngày rằm (15 âm lịch) song nhiều du khách vẫn ghé thăm, thắp hương cúng bái.
Sau 2 giờ leo núi, du khách đến cột mốc cao nhất núi Chứa Chan. Năm 2012, núi được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.
Sau 2 giờ leo núi, du khách đến cột mốc cao nhất núi Chứa Chan. Năm 2012, núi được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.
 Khu vực đỉnh núi tương đối bằng phẳng, rộng rãi, thuận lợi cho việc cắm trại. Trên đỉnh núi là trạm thông tin SK11, du khách có thể ghé xin hỗ trợ về chỗ ngủ, nước…
Khu vực đỉnh núi tương đối bằng phẳng, rộng rãi, thuận lợi cho việc cắm trại. Trên đỉnh núi là trạm thông tin SK11, du khách có thể ghé xin hỗ trợ về chỗ ngủ, nước…
 Ngoài leo núi, dưới chân núi Chứa Chan có con đường bao quanh thường được các bạn trẻ yêu thích với bộ môn
Ngoài leo núi, dưới chân núi Chứa Chan có con đường bao quanh thường được các bạn trẻ yêu thích với bộ môn "xe đạp phượt" vào mỗi buổi chiều.
Phước Tuấn (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Với mong muốn mang đến cho du khách trải nghiệm đặc biệt, chứng kiến không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão ở các đô thị hay vùng quê, nhiều doanh nghiệp dịch vụ lữ hành, điểm đến ở Nam Bộ đã sớm hoàn thiện sản phẩm, khai thác chùm tour, tuyến du lịch đón Xuân sớm.