Nữ thủ khoa từ chối việc làm công chức để dấn thân vào kinh doanh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Thế Thị Minh Tâm, thủ khoa đầu ra Đại học Công nghiệp Hà Nội 2016 được một cơ quan Nhà nước mời làm việc, tuy nhiên cô đã từ chối để theo đuổi đam mê của mình. Hiện cô là đồng sáng lập một công ty kiểm toán ở Hà Nội.

Thế Thị Minh Tâm (SN 1994, quê Quảng Ninh), sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Bố mẹ làm lao động tự do, quanh năm đi làm thuê, với công việc không cố định và thu nhập thấp, nên việc nuôi  hai chị em Tâm học đại học là vô cùng khó khăn.

 

Thế Thị Minh Tâm (ngoài cùng bên trái).
Thế Thị Minh Tâm (ngoài cùng bên trái).

Có lẽ vì sống trong sự nghèo khổ từ nhỏ, nên Tâm luôn được bố mẹ ý thức về tầm quan trọng của việc học hành, vì vậy trong suốt 12 năm học cô luôn là học sinh giỏi. Năm 2012, Tâm thi đỗ vào khoa Kế toán-kiểm toán, trường ĐH Công nghiệp Hà Nội với số điểm cao.

“Sau khi em đỗ ĐH, nhà có 2 chị em đang độ tuổi ăn học, cuộc sống gia đình trở nên khó khăn, bố mẹ em phải đi làm thuê nhiều hơn, việc gì mẹ em cũng làm, miễn là có người thuê”, Tâm chia sẻ.

Thương bố mẹ cùng với ý thức về tầm quan trọng của việc học đối với tương lai nên trong suốt quãng đường học ĐH Tâm luôn nỗ lực hết mình, tiếp tục phát huy thành tích học tập. “Ngoài việc học, em cũng làm thêm vừa để phụ giúp bố mẹ, vừa tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Năm đầu, em cùng với một chị bạn bán trà đá ở xóm. Sang năm thứ hai, em đi làm bồi bàn, rồi kế toán cho một nhà hàng”, Tâm kể lại.

Giải thích về lý do lăn lội với những công việc làm thêm, Tâm chia sẻ: “Bản thân em khi học đại học luôn cố gắng để va chạm thực tế, ngoài kiến thức chuyên ngành cũng còn nhiều điều phải học về xã hội, về văn hóa chỗ làm việc, giao tiếp. Mặc dù rất khó để cân bằng giữa việc học và làm thêm, nhưng em luôn cố dành tối đa để học”.

Với nỗ lực không ngừng nghỉ, kết thúc 4 năm đại học, Tâm vinh dự nằm trong top 100 thủ khoa đầu ra 2016 và được Thành ủy Hà Nội tổ chức vinh danh.

“Sau quãng thời gian làm thêm, đến năm cuối đại học em quyết định xin vào một công ty mới thành lập để làm kế toán, công việc liên quan đến chuyên ngành. Mặc dù không có lương nhưng em nghĩ sẽ có nhiều kinh nghiệm từ đây. Trong năm đó, nửa buổi đi học, nửa buổi em đến chỗ làm. Cũng vất vả nhưng bù lại học hỏi được nhiều kinh nghiệm làm việc, đó mới là điều thực sự cần thiết”, Tâm kể.

Chia sẻ về quan điểm cũng như bí quyết học tập, nữ thủ khoa cho hay: “Sinh viên học trường nào không phải điều quan trọng nhất, quan trọng nhất là ở bản thân mình học thế nào. Trước hết phải thực sự thấy yêu thích môn học và ngành mình học, cũng như có tính tự giác học tập. Sau đó mới tìm cho mình những phương pháp phù hợp. Đặc biệt học phải có định hướng, mục tiêu rõ ràng cho tương lai để lấy đó làm động lực”.

Cô tâm sự thêm: “Dù có tấm bằng đẹp hay có là thủ khoa thì tấm bằng đó cũng không tạo ra lợi thế khi xin việc, nhà tuyển dụng họ rất thông minh, họ cần năng lực, kinh nghiệm làm việc thực tế. Khi phỏng vấn xin việc ngoài yếu tố chuyên môn thì sự tự tin là rất quan trọng. Bạn phải cho họ thấy, họ tin là mình sẽ làm tốt công việc thì họ mới nhận bạn làm việc”.

Sau khi ra trường cô thủ khoa cũng nhận được những lời mời tới làm việc trong cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, cô đã có sự lựa chọn khác: “Em muốn một môi trường làm việc năng động, em đam mê với nghề. Hiện tại em cùng một số người bạn thành lập công ty kiểm toán. Trong cuộc sống, em luôn nhắc lòng mỗi khi bắt đầu làm việc gì đó hoặc gặp khó khăn, hay kết quả có thế nào cũng không sao. Chỉ cần bản thân biết mình đã nỗ lực hết sức thì không có gì phải hối hận”.

Công Luân - Đặng Thủy/NDT

Có thể bạn quan tâm

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

(GLO)- Cô gái Lê Ánh Thùy Trang (20 tuổi, thôn Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từ bỏ giảng đường cao đẳng để về quê khởi nghiệp với sản phẩm tinh dầu bơ thuần thiên nhiên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 12-11, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Chư Pưh tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” cho học sinh huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai).

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.