Nữ thủ khoa đầu ra vừa tài vừa sắc trường sân khấu điện ảnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đỗ Thúy Vy, thủ khoa đầu ra Trường đại học Sân khấu điện ảnh, Hà Nội sở hữu vẻ đẹp hiện đại, năng động. Không chỉ học xuất sắc, cô gái này đã mạnh dạn khởi nghiệp từ khi còn là sinh viên.
Vy và thầy giáo trong ngày bảo vệ luận văn tốt nghiệp đại học
Vy và thầy giáo trong ngày bảo vệ luận văn tốt nghiệp đại học
Chinh phục hội đồng giám khảo chấm thi tốt nghiệp bằng một bộ ảnh xuất sắc, Đỗ Thúy Vy, 22 tuổi, nữ sinh Hà Nội, chuyên ngành nhiếp ảnh đã giành điểm 10 tuyệt đối, đồng thời trở thành thủ khoa đầu ra Trường đại học Sân khấu điện ảnh năm học vừa qua.
Chia sẻ với phóng viên báo Thanh Niên, Vy cho biết cô yêu thích nhiếp ảnh từ năm 13 tuổi, tuy nhiên khi đó, có trong tay một máy ảnh cũ, cô chỉ đi lang thang và chụp một số thứ theo sở thích. 14 tuổi, Vy đăng ký vào một lớp học chuyên về nhiếp ảnh tại Cung văn hóa hữu nghị Việt - Xô và bắt đầu được biết những kiến thức bài bản về nhiếp ảnh. Cơ hội đến với Vy khi cô thi đỗ đúng chuyên ngành mình yêu thích của Trường đại học sân khấu điện ảnh.
Vy trong lễ bảo vệ luận văn tốt nghiệp
Vy trong lễ bảo vệ luận văn tốt nghiệp
Vy cho biết không giản đơn để cô có thể trở thành thủ khoa đầu ra. Tính riêng số tiền để mua sắm máy móc phục vụ việc học và làm nghề, Vy đã phải đầu tư cả trăm triệu đồng.
“Không chỉ là tiền bạc, thời gian, công sức, tâm huyết tôi bỏ ra với những chiếc máy ảnh là không thể đong đếm được. Bố mẹ từng ngăn cản tôi theo ngành này, trong suy nghĩ của mọi người, công việc này rất vất vả, thậm chí có người đã dùng những lời nói khá nặng nề để nói về nhiếp ảnh”, cô gái sinh năm 1996 nói.
Với Vy, danh hiệu thủ khoa đầu ra là cách cô chứng minh với bố mẹ rằng, sự lựa chọn ngành nghề của cô là không sai lầm và giúp cô thêm tự tin trong chặng đường phía trước.
 
Hình ảnh rạng rỡ ngoài đời thường của nữ thủ khoa
Hình ảnh rạng rỡ ngoài đời thường của nữ thủ khoa
“Hành trình trở thành thủ khoa đầu ra với tôi là một con đường rất dài. Tính đến nay, tôi đã theo học bộ môn này hơn 8 năm. Để quyết tâm với điểm số cao nhất tôi đã xem tranh ảnh, phim, cũng như đọc khá nhiều tài liệu, từ đó sáng tạo dựa theo những gì học hỏi được trong suốt quá trình 8 năm. Với tôi, nhiếp ảnh đã trở thành đam mê rất lớn, từng thử một số công việc khác nhau nhưng đam mê đã gắn chặt chiếc máy ảnh cùng với tôi”, Vy bộc bạch.
Ngay từ thời sinh viên, Vy đã mở một studio chụp ảnh riêng để vừa có thể tập luyện, rèn tay nghề, vừa giúp cô có thêm tài chính đầu tư cho tương lai. Tốt nghiệp đại học, Vy sẽ tập trung cho studio này, đồng thời trau dồi thêm kiến thức nhiếp ảnh để có thể mang lại những sản phẩm tốt hơn.
Cô chia sẻ: “Nhiếp ảnh không giản đơn. Theo đuổi nó cần nhiều công sức, sự tìm tòi, khám phá. Nhưng vì làm việc với đam mê, với tôi mỗi ngày không phải là những vất vả mà là niềm hạnh phúc khi được cầm máy ảnh và sáng tạo”.
Thiên Hà (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Blinh: Chàng nghệ sĩ tài hoa

Rơ Châm Blinh: Chàng nghệ sĩ tài hoa

(GLO)- Anh Rơ Châm Blinh (SN 1994, làng Mrông Yố 1, xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được biết đến với nghệ danh Ba Lin-nhạc sĩ, ca sĩ có những thành công nhất định trong showbiz Việt. Ít ai biết rằng anh còn là một họa sĩ tài hoa với bao hoài bão.

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Khắp các địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM như: Nhà văn hóa Thanh niên, chợ Bến Thành, Hội trường Thống Nhất… đều tấp nập người dân tham quan, chụp ảnh. Nhu cầu lưu giữ những khoảnh khắc đẹp dịp đầu xuân giúp các thợ chụp ảnh trở nên bận rộn, thậm chí kiếm được tiền triệu chỉ trong một buổi sáng.

Nỗi lòng người trẻ đón Tết xa quê

Nỗi lòng người trẻ đón Tết xa quê

(GLO)- Tết Nguyên đán là thời điểm mà ai cũng muốn được đoàn tụ bên gia đình sau một năm nhiều nỗ lực trong công tác, học tập. Những ngày này, nhiều người trẻ đang tất bật về quê đón một cái Tết đoàn viên, song cũng có người vẫn đang ở nơi xa xứ, đón năm mới trên đất khách quê người.

Những người kết nối thiện lành

Những người kết nối thiện lành

(GLO)- Trong bài “Một khúc ca”, nhà thơ Tố Hữu viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Thông điệp ý nghĩa ấy đã được nhiều người coi như lẽ sống, sẵn sàng sẻ chia, kết nối thiện lành, chung tay vì cộng đồng.

Các chiến sĩ Trung đoàn 38 (Sư đoàn Bộ binh 2, Quân khu 5) được tư vấn hướng nghiệp trước khi xuất ngũ. Ảnh: M.N

Quan tâm tạo việc làm cho bộ đội xuất ngũ

(GLO)- Hàng năm, Gia Lai có hàng ngàn thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ Công an nhân dân trở về địa phương. Các tổ chức Đoàn-Hội trong tỉnh đã triển khai các chương trình tư vấn giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ, giúp họ có công việc và thu nhập ổn định.

Chương trình nghệ thuật “Mừng Đảng quang vinh-Mừng Xuân đổi mới” của tuổi trẻ Công an Gia Lai

Chương trình nghệ thuật “Mừng Đảng quang vinh-Mừng Xuân đổi mới” của tuổi trẻ Công an Gia Lai

(GLO)- Tối 19-1, tại Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Thành Đoàn Pleiku phối hợp cùng Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình nghệ thuật “Mừng Đảng quang vinh-Mừng Xuân đổi mới”. Chương trình thu hút hơn 500 đoàn viên, thanh niên cùng người dân đến xem và cổ vũ.

Gia Lai: Tổ chức thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về Gia đình và phòng- chống bạo lực gia đình

Gia Lai: Tổ chức thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về Gia đình và phòng- chống bạo lực gia đình

(GLO)- Ngày 17-1-2025, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai có kế hoạch số 07 /KH-SVHTTDL về việc tổ chức Cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về Gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2025, với chủ đề “Gia đình hạnh phúc-Quốc gia thịnh vượng”.