Nữ giám đốc... cao 0,8 mét

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Chiều cao chỉ bằng đứa trẻ lên 3, nhưng với nghị lực phi thường, Nguyễn Thị Thu Hiền (37 tuổi) đã vượt lên số phận, trở thành giám đốc doanh nghiệp tạo việc làm cho hàng chục lao động.

Sức mạnh của cô gái khuyết tật

Như bao đứa trẻ khác, sinh ra khỏe mạnh bình thường, nhưng đến 2 tuổi thì chị Hiền (ngụ P.Đông Thọ, TP.Thanh Hóa) vẫn chưa biết đi. Suốt nhiều năm sau đó, cuộc sống của Hiền gắn liền với Bệnh viện Nhi T.Ư, nhưng mọi nỗ lực, cố gắng đều không mang lại kết quả. Hiền bị mắc căn bệnh yếu xương, thân hình bé xíu, bàn chân đi tập tễnh.

 

Cô chủ nhỏ Nguyễn Thị Thu Hiền.
Cô chủ nhỏ Nguyễn Thị Thu Hiền.

Chị Hiền luôn được gia đình, thầy cô yêu thương, chăm sóc và được nhà trường tạo điều kiện trong học tập. Điều đó đã tạo thành sức mạnh, động lực, để chị vượt lên những trở ngại, khó khăn trong cuộc sống.

Năm 2009, chị hoàn thành chương trình đại học với tấm bằng chuyên ngành tài chính kế toán (Trường ĐH Vinh) và bằng cao đẳng kế toán doanh nghiệp sản xuất (Trường ĐH Lao động - Xã hội Hà Nội). Với người bình thường tìm được việc làm đã khó khăn, còn người khuyết tật thì đó là một trở ngại cực kỳ lớn.

Chị Hiền chia sẻ: “Khi học ĐH, tôi đã nhận thấy xin việc làm rất khó, hơn nữa vấn đề đi lại của tôi cũng gặp nhiều khó khăn. Rồi nhờ sự giúp đỡ của người thân, tôi cũng xin được làm kế toán tại một doanh nghiệp xây dựng, nhưng việc đi lại hằng ngày phải phụ thuộc vào gia đình, rất bất tiện. Sau một thời gian học, trau dồi kinh nghiệm tại doanh nghiệp, tôi xin bố mẹ nghỉ làm, tự khởi nghiệp kinh doanh”.

Chủ động tìm cơ hội

Gia đình, người thân và bạn bè đều bất ngờ trước quyết định táo bạo nhưng không thể ngăn cản được quyết tâm của cô gái 8X bé nhỏ. Năm 2010, Huyền thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mặt hàng bê tông đúc sẵn; ống cống bê tông thoát nước cho các công trình giao thông, thủy lợi; bàn ghế đá; vận tải san lấp mặt bằng, vận chuyển đất đá thải nội bộ...

Khó thể hình dung một doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực tưởng chừng chỉ dành cho đàn ông, lại do một cô gái khuyết tật lãnh đạo. Thậm chí nhiều đối tác còn tỏ ra hoài nghi khi làm ăn với một giám đốc có chiều cao như một đứa trẻ lên 3.

“Có những lúc đi ký hợp đồng, nhiều người băn khoăn sản phẩm của người khuyết tật có bị lỗi, có bị khiếm khuyết không? Nghe những câu nói đó tôi buồn lắm, nhưng vì đam mê kinh doanh và nghĩ người khác làm được thì mình cũng làm được nên không nản chí. Khuyết tật đâu phải là nguyên nhân để mình bỏ cuộc. Khuyết tật chỉ là những rào cản trên hành trình đầy cam go trong cuộc sống”, chị Hiền tâm sự.

Sau gần 8 năm hoạt động, công ty của chị Hiền đã phát triển ổn định, tạo việc làm cho 16 lao động với mức lương 6 triệu đồng/tháng và 10 lao động làm thời vụ. Chị đang nung nấu một dự định lớn là xây dựng thêm một trung tâm vui chơi giải trí lớn nhất TP.Thanh Hóa với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp vào năm 2025.

Ngoài điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty, chị Hiền còn tích cực tham gia các hoạt động công tác xã hội. Hiện chị là Chủ nhiệm CLB Thanh niên và sinh viên khuyết tật tỉnh Thanh Hóa; thành viên của Hiệp hội BNI - kết nối kinh doanh, thương mại toàn cầu.

Mới đây, ngày 16.4, chị Hiền đã vinh dự là 1 trong 48 doanh nhân, chủ cơ sở sản xuất là người khuyết tật được Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi VN biểu dương. Chị bộc bạch: “Tôi hạnh phúc vì được làm những việc mình yêu thích. Và tôi cảm thấy thú vị khi một người khuyết tật như mình lại có thể kinh doanh và làm những ngành nghề mà nhiều người cho rằng không thể làm được. Nếu mình không quyết tâm theo đuổi ước mơ, hoài bão thì mình sẽ chẳng bao giờ có được nó. Nếu cơ hội không đến với chúng ta thì hãy chủ động tìm đến với các cơ hội”.

Thu Hằng/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

(GLO)- Cô gái Lê Ánh Thùy Trang (20 tuổi, thôn Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từ bỏ giảng đường cao đẳng để về quê khởi nghiệp với sản phẩm tinh dầu bơ thuần thiên nhiên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 12-11, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Chư Pưh tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” cho học sinh huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai).

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.