Nữ gen Z giỏi giang, yêu nghề hơn nhờ bà ngoại

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Dương Diễm Ái là thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Y dược Cần Thơ năm 2022, sau đó trở thành trợ giảng, công tác tại Khoa Y học cổ truyền của trường. Đằng sau những thành công này của cô gái gen Z này, ít ai biết luôn có bóng hình của người bà.

Dương Diễm Ái (26 tuổi), đang là trợ giảng tại bộ môn bệnh học cổ truyền, Khoa Y học cổ truyền, Trường ĐH Y dược Cần Thơ. Trong mắt sinh viên y khoa, Ái được biết đến là nữ gen Z xuất sắc, giỏi giang, năng nổ với các hoạt động tình nguyện.

Dương Diễm Ái, đang làm việc tại Khoa Y học cổ truyền, Trường ĐH Y dược Cần Thơ

Dương Diễm Ái, đang làm việc tại Khoa Y học cổ truyền, Trường ĐH Y dược Cần Thơ

Trước đây khi còn học THPT, Ái là cô gái nhút nhát, ngại thể hiện mình trước đám đông, thành tích học tập cũng không quá nổi trội. Biết được nhược điểm này, khi bắt đầu đại học, cô gái đã tham gia nhiều cô lạc bộ, đội nhóm ở trường để gặp gỡ bạn mới, rèn luyện cho mình nhiều kỹ năng mềm.

Nói về cơ duyên đến với ngành y học cổ truyền, Ái cho biết muốn được tìm hiểu sâu về cây thuốc, dược liệu chữa bệnh. Trong quá trình học tập, được trải nghiệm, tìm hiểu kiến thức về y học cổ truyền, phương pháp chẩn đoán, điều trị dùng thuốc đến không dùng thuốc rất hay, đã gợi nhiều cảm hứng học tập cho Ái.

Trong 6 năm học, có 8/14 học kỳ Diễm Ái đạt kết quả học tập xuất sắc. Điểm tổng kết toàn khóa của cô đạt 3.67/4.0, là sinh viên xuất sắc toàn khóa học, thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Y dược Cần Thơ năm 2022. Chưa kể, Ái luôn cố gắng hoàn thiện mình trong mọi mặt, năm 2021, cô đạt danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp Trung ương.

Có được những thành tích đáng ngưỡng mộ này, Diễm Ái cho biết con đường không phải hoàn toàn là màu hồng. Ngay khi bước vào năm nhất đại học, cô gái quê ở TP.Cần Thơ đã phải tự học thêm rất nhiều. Phần lớn giờ giảng trên lớp dành để trao đổi thắc mắc chưa có lời giải hoặc thầy cô hướng cho sinh viên cách tự học. Thời gian còn lại, các bạn tự tìm hiểu thêm kiến thức để mở rộng vấn đề.

"Bí quyết" vượt qua 6 năm đại học ở trường y, theo Ái đó là làm việc có kế hoạch. Điều này rất quan trọng để giúp bản thân hiểu và nắm vững số lượng bài và kiến thức lớn. "Nếu không lập kế hoạch, dù ôn luyện kỹ, nhưng quỹ thời gian không đủ sẽ dẫn đến không hiệu quả", Ái chia sẻ.

Từ một cô gái nhút nhát, Diễm Ái đã hoàn thiện bản thân từng ngày, tự tin chia sẻ kinh nghiệm học tập đến nhiều sinh viên y khoa

Từ một cô gái nhút nhát, Diễm Ái đã hoàn thiện bản thân từng ngày, tự tin chia sẻ kinh nghiệm học tập đến nhiều sinh viên y khoa

Dẫu vậy, những lúc khó khăn nhất, cô gái luôn nhớ đến người bà quá cố để có thêm động lực vượt qua.

Ái kể khi còn là sinh viên năm 2 tại trường y, bà của cô đã lớn tuổi, mắc nhiều bệnh mãn tính phối hợp. Trong lúc đó, Ái chuyên tâm học tập ở trường nên ít có thời gian thăm hỏi tình trạng sức khỏe, không biết bệnh tình của bà chuyển biến nặng. Cho đến khi bà bị đột quỵ, sức khỏe xấu và không còn tỉnh táo. Còn Ái lại chưa có nhiều kiến thức về chuyên ngành cũng như tình trạng bệnh ở người lớn.

"Khi đó bà mất ý thức, không còn biết mọi người nữa, nhưng vẫn nhớ có đứa cháu học y là mình. Lúc bên cạnh chăm sóc, bà có kêu mình thử mặc áo blouse trắng cho bà xem, rồi hỏi có biết lấy đường máu mao mạch chưa… Đến khi bà mất, mình không kịp có cơ hội làm những điều đó", Ái nhớ lại.

Xúc động vì tình cảm bà dành cho mình, Diễm Ái quyết tâm học thật giỏi để không phụ lòng yêu thương, kỳ vọng, mong đợi của bà, phấn đấu trở thành bác sĩ tốt.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Minh Hoàng, Trưởng Khoa Y học cổ truyền, Trường ĐH Y dược Cần Thơ, cho biết Diễm Ái đang là trợ giảng tại khoa, dù tuổi trẻ nhưng có bản lĩnh.

Có thể bạn quan tâm

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc và luôn gương mẫu trong các phong trào, hoạt động là nhận xét của đồng chí, đồng đội dành cho Thượng tá Trần Thế Tùng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku. Anh cũng là tấm gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.
Bản lĩnh người đứng đầu

Bản lĩnh người đứng đầu

Câu chuyện anh Ma Seo Chứ, trưởng thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, cứu được 115 người trong thôn thoát khỏi vụ sạt núi được nhắc đến rất nhiều trong những ngày qua.
Trao niềm tin, gieo cơ hội

Trao niềm tin, gieo cơ hội

(GLO)- Tôi có một cô bạn từ thời đại học. Cô ấy là giáo viên tiếng Anh tại một trường THCS ở một tỉnh phía Bắc. Cách đây vài năm, bạn tôi mở một trung tâm dạy ngoại ngữ cũng khá lớn tại thành phố. Cô ấy có một cậu con trai đang học THCS.