Nội thất sang trọng và ấm cúng với màu nâu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Màu nâu xuất hiện nhiều trong nội thất với vật liệu đại diện là gỗ. Đây là một màu đem lại sắc thái thâm trầm và giản dị, yên bình.
 

 

Màu nâu tồn tại nhiều trong tự nhiên. Đây là một màu trung tính, nên gây cảm giác dễ chịu với đa số. Màu nâu cho cảm giác thâm trầm, giản dị, yên bình.
 

 

Tuy nhiên, ở góc độ nào đó cũng cho cảm giác cũ và buồn. Màu nâu được sử dụng nhiều trong kiến trúc, nội thất - đặc biệt là nội thất.
 

 

Màu nâu là màu kết hợp của hai màu đỏ (nóng) và đen (lạnh) nên nó được coi là màu trung tính. Dải màu nâu có thể chuyển biến từ đen sang đỏ với biên độ rộng.
 

 

Ngoài ra, màu nâu có thể pha thêm sắc vàng thành những biến thể khác cũng rất phong phú nhưng vẫn giữ sắc chủ đạo là nâu. Màu nâu là màu cân bằng đem lại cảm giác tâm lý thoải mái, bình an.
 

 

Về mặt phong thuỷ, màu nâu là màu của hành thổ và mộc, cũng là hai hành có tính cân bằng. Điều này cũng tương ứng với chính hai loại vật liệu này trong kiến trúc cổ, là đất và gỗ.
 

 

Màu nâu mang lại cảm giác chân thật, kiên định, tin cậy, hoài cổ, bâng khuâng, man mác. Màu này không bị sai màu, ám màu trong những điều kiện ánh sáng khác nhau. Màu nâu có thể tồn tại ở tư thế độc tôn hay phối hợp với một số màu sắc khác.
 

 

Trong kiến trúc hiện đại, màu nâu vẫn được sử dụng rất nhiều, đặc biệt là trong nội thất nhà ở. Màu nâu trong công trình nhà ở gợi sự gần gũi, ấm áp, có yếu tố truyền thống nhưng vẫn hợp lý trong những không gian hiện đại với những vật liệu hiện đại.
 

 

Gỗ là một vật liệu chủ yếu trong nội thất mà có màu nguyên bản là màu nâu. Và do vậy, màu nâu thường xuyên xuất hiện trong nội thất công trình.
 

 

Cần lưu ý, màu nâu không cung cấp thêm năng lượng mà lấy đi năng lượng, làm tăng sự bình ổn, chậm chạp, giảm sự năng động. Vì vậy, màu nâu nên tránh dùng trong các không gian như phòng học, phòng giải trí, phòng trẻ em. Màu nâu có thể sử dụng cho phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, phòng người già, phòng thờ...
 

 

Nói chung màu nâu là màu tối, vì vậy, trong các công trình nhà ở hiện đại, nếu sử dụng màu nâu cần cân nhắc vấn đề chiếu sáng để đảm bảo không gian đủ ánh sáng cho sinh hoạt và làm việc. Không nên lạm dụng màu nâu, đồng nghĩa với việc sử dụng quá nhiều chất liệu gỗ sẫm màu. Cần kết hợp với một số màu sáng như màu trắng, màu vàng kem để cân bằng.

CTV Hà Thành/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

Thống nhất đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Thống nhất đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nêu rõ, việc thành lập một quỹ để thực hiện nhiệm vụ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người dưới 35 tuổi thuê mua, mua nhà ở… là có cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn. Do đó, thống nhất tên quỹ là Quỹ phát triển nhà ở quốc gia.

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập hồi đầu năm nay, nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã vào cuộc triển khai nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật để thực hiện.

Cánh cổng rực rỡ hoa giấy của gia đình chị Nga Toàn 9lô 3.13 khu phố mới Hoa Lư-Phù Đổng (TP. Pleiku). Ảnh Hà Duy

Rực rỡ những cánh cổng hoa trên phố núi Pleiku

(GLO)- Cổng nhà là hạng mục vô cùng quan trọng đối với người Á Đông. Đó không chỉ là nơi phân chia không gian trong và ngoài mà nó còn là điểm nhấn cho ngôi nhà. Vì vậy, nhiều gia đình đã tô điểm cho những cánh cổng bằng những cây hoa rực rỡ, tạo nên vẻ đẹp lãng mạn rất riêng cho ngôi nhà của mình.

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.