NÓI THẲNG: Tăng lương, chờ mãi!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sao không tăng lương cán bộ, công chức, viên chức người lao động từ 1-1 mà phải chờ đến 1-7-2023; không chỉ tăng lương mà cần phải cải cách tiền lương một cách cơ bản để... sống được bằng tiền lương

Tăng lương là vấn đề cực kỳ nhạy cảm. Dù gần như là định kỳ nhưng tăng lương lần nào cũng gây ra những tác động xã hội to lớn và số đông người thụ hưởng luôn cho rằng không đáp ứng được nhu cầu. Nhu cầu thì vô cùng nhưng trong bối cảnh hiện nay có những tiêu chí đo đếm được, là phải bảo đảm cuộc sống, có tích lũy cho tương lai và lo cho con cái.
Sự than vãn và cả bất mãn đã diễn ra chủ yếu xoay quanh những nhu cầu thiết yếu và chính đáng trên.
Hãy hình dung, một bác sĩ được đào tạo với thời gian từ 5-6 năm nhưng tiền lương nhận được khi ra trường phổ biến ở bệnh viện công khoảng 3 triệu đồng/tháng. Họ sẽ sống thế nào với đồng lương này?
Phục vụ 20 năm trong nghề, mức thu nhập bác sĩ tại bệnh viện cũng chỉ khoảng 10 triệu đồng. Lúc này họ đã có gia đình, con cái thì liệu họ chấp nhận nổi để phục vụ bệnh nhân?
Không chỉ ngành y, đây là mức lương quy định nên rất nhiều ngành khác cũng tương tự.
Với thu nhập còm cõi như thế mà đòi hỏi họ cống hiến sức lực, tâm trí để phục vụ người dân thì quả là bất công. Đó là chưa kể theo yêu cầu của công việc, lấy tiền đâu để họ học tập nâng cao nghiệp vụ, để không bị đào thải chứ nói gì đến đầu tư cho tương lai.
Thực trạng tiền lương "hụt hơi" theo đuôi cuộc sống đã là cố hữu. Nhiều giải pháp nâng thu nhập cho lao động trong hệ thống công ở tầm quốc gia được đưa ra trong vài chục năm qua nhưng cũng chỉ là giải pháp tạm thời và dễ dàng lạc hậu trong thời gian ngắn khi kinh tế - xã hội phát triển, giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng theo từng ngày.
Điểm lại những cột mốc điều chỉnh tiền lương cơ sở trong khu vực Nhà nước để dễ hình dung: Từ năm 2000 có mức lương là 180.000 đồng/tháng, đến năm 2023 (dự kiến điều chỉnh) lên 1,8 triệu đồng/tháng. Trong vòng 23 năm có tất cả 16 lần tăng lương, nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa giải quyết được căn cơ việc cải cách tiền lương. Về lý thuyết là tăng theo lộ trình nhưng thực tế là tăng theo áp lực của cuộc sống. Điều chỉnh lương theo lộ trình như thế này, chưa tăng là đã lạc hậu.
Cụ thể, nếu tăng lương kỳ này là khoảng 20% thì cũng không giải quyết được những khó khăn cơ bản mà hầu hết lao động trong hệ thống công đang gặp phải. Việc nhân viên y tế trong hệ thống công nghỉ việc hàng loạt thời gian qua đã cảnh báo một thực tế: Nếu không cải thiện thu nhập thì hệ thống công sẽ thất bại trong cuộc cạnh tranh với khu vực tư, mà trước mắt là ngành y tế, kinh tế. Khoảng cách chênh lệch thu nhập ở hai khu vực này càng lớn thì việc chảy máu chất xám càng ồ ạt.
Tăng lương chỉ là tiền đề mà quan trọng hơn chính là phải cải cách tiền lương toàn diện.
Cải cách được tiền lương mới có thể yêu cầu tăng khả năng phục vụ của hệ thống công và đến một lúc nào đó sẽ khai phóng được sức lao động trong lĩnh vực này. Đây chính là thời điểm có được nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ các mục tiêu phát triển xã hội như các chính sách quốc gia đã đề ra.
Cải thiện thu nhập cũng chính là giải pháp hạn chế tham nhũng trong hệ thống công quyền.
Một vấn đề khác, khi mức tiền lương tăng cao thì các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an sinh xã hội… mới thực chất, bởi căn bản các chính sách trên phụ thuộc vào mức đóng từ tiền lương cơ bản. Khi viễn cảnh đến tuổi lao động nhưng không sống nổi với đồng lương hưu thì nói thẳng ai cũng phải toan tính cho riêng mình ở hiện tại.
Trong khu vực công cũng như khu vực tư, mong muốn về tiền lương tương xứng với sức lao động là chính đáng. Đòi hỏi này xuất phát từ sự công bằng. Công bằng trong phục vụ và công bằng trong hưởng thụ.
Theo Bài: Hiếu Nghi; đồ họa: Anh Thanh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đừng đụng đâu ăn đó

Đừng đụng đâu ăn đó

Thông tin từ Bộ Y tế, tính chung quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm 2023) làm 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 3 người tử vong.
Nỗi lòng người làm công ăn lương

Nỗi lòng người làm công ăn lương

Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng thêm 6 tháng; một số luật liên quan đến bất động sản cũng đang được trình xin có hiệu lực sớm..., những thông tin này khiến người làm công ăn lương, đối tượng đóng góp khoảng 70% tổng số thu thuế thu nhập cá nhân cảm thấy "ganh tị".
Tìm thầy cho bóng đá Việt

Tìm thầy cho bóng đá Việt

Hôm qua 3-5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chính thức công bố HLV người Hàn Quốc Kim Sang-sik sẽ dẫn dắt đội tuyển quốc gia và U23 nam trong thời hạn gần 2 năm với các mục tiêu cụ thể tại AFF Cup 2024 và SEA Games 2025.
Giải nhiệt cho đô thị

Giải nhiệt cho đô thị

Hầu hết các đô thị ở phía nam hiện đang rất bức bối với các ngày nắng nóng cực đoan, khi mà nhiều nơi nhiệt độ không khí ngoài đường phố có lúc ghi nhận lên đến 44 - 45 độ C.
Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.