NÓI THẲNG: Nên sẵn sàng đóng cửa biên giới với Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Virus corona gây dịch viêm phổi cấp đang lan rất nhanh. Dịch đã lan đến nhiều quốc gia, đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trung Quốc đã đóng cửa, cách ly 3 TP với hơn 20 triệu dân. Vậy Việt Nam có nên đóng cửa biên giới tạm thời với Trung Quốc để phòng dịch?
Tính đến sáng 24-1 (tức 30 tháng Chạp âm lịch), đã có 3 thành phố (TP) Trung Quốc với tổng số dân 20 triệu người bị phong tỏa trong bối cảnh dịch viêm phổi do chủng virus corona lan nhanh không thể kiểm soát được. Ngoài Vũ Hán, còn có TP Thành Hoàng Cương, gần ổ dịch ở Vũ Hán và TP Ngạc Châu cũng giáp ranh với Vũ Hán.
Tại Việt Nam có 2 ca chính thức được ngành y tế xác nhận nhiễm virus corona, đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, đó là cha con ông Li Ding (66 tuổi) và Li Zichao (28 tuổi), đều có quốc tịch Trung Quốc. Ông Li Ding được ghi nhận đến từ Vũ Xương (Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc), nơi đang trong vùng dịch tễ của virus viêm phổi cấp. Điều đó cho thấy biện pháp cách ly của nhà chức trách Trung Quốc là hết sức cần thiết nhằm hạn chế tình trạng lây lan không thể kiểm soát được.
Kiểm tra thân nhiệt người dân ở Trung Quốc để phòng dịch bệnh viêm phổi cấp. Ảnh: South China Morning Post
Kiểm tra thân nhiệt người dân ở Trung Quốc để phòng dịch bệnh viêm phổi cấp. Ảnh: South China Morning Post
 
Có ý kiến khác, như ông Gauden Galea, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Trung Quốc, cho rằng "hiện rất khó nói liệu biện pháp đóng cửa TP của chính phủ Trung Quốc có hiệu quả hay không". Dù vậy, điều chắc chắn rằng chủng virus corona gây bệnh viêm phổi cấp đang lây nhanh qua nhiều quốc gia, mà có nguồn gốc từ TP Vũ Hán. 
Tại Singapore, tối 23-1, giới chức nước này xác nhận có hai ca nhiễm virus corona là người đến từ Trung Quốc. Theo báo South China Morning Post (Hồng Kông), tính đến thời điểm hiện tại đã có 641 trường hợp nhiễm bệnh viêm phổi cấp do virus corona bị phát hiện, trong đó số ca đến từ Trung Quốc đại lục lên tới 628. Ngoài ra, Thái Lan ghi nhận 4 ca bệnh, Hàn Quốc 1, Nhật Bản 1, Hoa Kỳ 1, Ma Cao và Hong Kong mỗi nơi 1 bệnh nhân, tất cả các ca dịch đều có nguồn gốc đến từ Trung Quốc.
Điều đó khẳng định rằng virus corona gây dịch viêm phổi cấp đang lan rộng và lan nhanh, đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó cũng cho thấy việc 3 TP ở Trung Quốc bị cách ly là cần thiết. Báo chí Trung Quốc xác nhận, đây là điều chưa từng xảy ra kể từ năm 1949. Ngay trong dịch SARS năm 2002 cũng không thực hiện phong tỏa như vậy.
Trước tình hình dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona lan nhanh, chiều 22-1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam triệu tập cuộc họp khẩn để chỉ đạo Bộ Y tế đối phó với dịch. Tại cuộc họp, trước tình hình dịch viêm phổi cấp diễn ra rất phức tạp, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết: "Đóng cửa khẩu biên giới, hoặc hạn chế giao lưu đi lại là biện pháp cần thiết để phòng chống dịch viêm phổi cấp".
Theo các chuyên gia dịch tể, virus corona gây bệnh viêm phổi lạ xuất hiện ở Trung Quốc có thể liên quan đến loại virus gây Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) từng bùng phát năm 2002 khiến 8.000 người lây nhiễm, 916 người tử vong và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) gây tử vong cho khoảng 851 người trên toàn cầu.
Virus corona có nhiều loại khác nhau gây các bệnh cảm lạnh từ thông thường đến bệnh SARS nguy hiểm. Một vài loại có thể lây nhiễm sang người. Nhiều người lo lắng virus corona có họ hàng với virus SARS, nếu bùng phát thành dịch lớn, nguy cơ tử vong cao.
Sự nguy hiểm của loại virus này chính Trung Quốc đã ý thức được nên mới cách ly hoàn toàn 3 thành phố với hơn 20 triệu dân.
Với Việt Nam, có 7 tỉnh giáp với biên giới Trung Quốc, với hàng trăm cửa khẩu giao thương. Dịch bệnh viêm phổi cấp đang diễn ra phức tạp trong thời điểm cả hai quốc gia Việt - Trung đều đang nghỉ Tết, nên việc đi lại của người dân, đặc biệt du khách Trung Quốc du lịch Việt Nam rất nhiều. Nên chăng, cơ quan chức năng cân nhắc việc đóng cửa tạm thời biên giới giữa hai nước để phòng dịch?
Theo Lưu Nhi Dũ (NLĐO)
Ảnh: South China Morning Post

Có thể bạn quan tâm

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.