NÓI THẲNG: 14 người chết và trách nhiệm đằng sau vụ cháy thảm khốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nỗi đau sau cái chết của 56 người tại chung cư mini còn chưa nguôi ngoai thì nay lại thêm 14 người chết thảm thương vì cháy nhà trọ ở Hà Nội.

Tai họa đã được cảnh báo. Cơ quan chức năng đã chỉ đạo kiểm tra, thanh tra. Thủ tướng đã chấn chỉnh công tác PCCC. Thế nhưng, hậu quả của vụ cháy nhà trọ trên địa bàn quận Cầu Giấy vẫn vô cùng thảm khốc.

Nguyên nhân do đâu? Trách nhiệm thuộc về ai? Đó là những vấn đề cần phải nhanh chóng đặt ra để ngăn ngừa những tai họa xảy ra trong tương lai.

Đồng ý rằng tai họa là khó lường, nhưng tại sao hậu quả lại khủng khiếp đến thế?

Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, khi phát hiện đám cháy, xe chữa cháy không thể vào vì hẻm quá nhỏ. Nhà chật nhưng chứa rất nhiều người trong khi nguồn nước chữa cháy quá xa hiện trường.

Thực tế, hầu hết khu phố ở các đô thị đều chật chội, mật độ dân cư quá cao. Khi bất cẩn xảy ra cháy sẽ rất dễ dẫn đến hậu quả tương tự. Với thực trạng nhà ở đô thị và công tác PCCC còn bất cập hiện nay, ai cũng có thể trở thành nạn nhân.

Theo thống kê của Cục Cảnh sát PCCC và Cứu nạn, cứu hộ (C07) - Bộ Công an, trong năm 2023, toàn quốc xảy ra 3.440 vụ cháy, làm chết 146 người, bị thương 109 người. Chỉ riêng 3 tháng đầu năm 2024 đã xảy ra 352 vụ cháy, làm chết 7 người.

Những bất cập của công tác PCCC không quá mới mẻ mà đã tồn tại từ lâu. Vấn đề là giải pháp căn cơ để giải quyết thực trạng này vẫn chưa mang lại hiệu quả.

Sau các vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng, cơ quan chức năng đã khẩn trương triển khai mô hình Tổ liên gia an toàn PCCC ở khắp các địa phương. Tổ này bao gồm 5-15 gia đình được trang bị phương tiện chữa cháy, tập huấn kỹ càng.

Trớ trêu thay, ngày 23-5, UBND TP Hà Nội vừa tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Tổ liên gia an toàn PCCC cấp thành phố thì đến rạng sáng hôm sau đã xảy ra vụ cháy trên.

Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng phải kiểm tra lại toàn bộ quy trình, cách thức, điều kiện PCCC ở đô thị, nhất là những đô thị lớn có mật độ dân cư cao. Những vụ cháy tương tự rất dễ xảy ra bởi nguy cơ cháy luôn thường trực mà đến nay vẫn không có cách ngăn ngừa hữu hiệu.

Đơn cử, hệ thống dây điện chằng chịt giăng trên khắp mái nhà song nhiều năm qua chưa được kiểm tra, thay mới. Xe máy, ô tô điện được sử dụng ngày càng nhiều và không ít người sạc điện qua đêm ngay tại nhà. Hệ thống trụ cứu hỏa chủ yếu được lắp đặt ở các con đường trong khi đô thị có hệ thống hẻm nhỏ chằng chịt, sâu hun hút. Mô hình nhà trọ, chung cư mini ngày càng phát triển nhưng công tác quản lý, kiểm tra và tổ chức PCCC vẫn chưa theo kịp thực tế...

Sau hàng loạt vụ cháy lớn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 21/2024 về tăng cường công tác PCCC. Trước đó, Thủ tướng cũng ban hành Chỉ thị số 01/2023 về tăng cường PCCC trong tình hình mới, nêu cụ thể, chi tiết trách nhiệm của từng bộ, ngành, cơ quan và địa phương. Trong các hội nghị về PCCC, người đứng đầu Chính phủ cũng chỉ rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và người đứng đầu nếu để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Hậu quả của các vụ cháy là quá lớn nên không thể đổ thừa cho hoàn cảnh hoặc điều kiện khách quan. Quản lý xã hội thì phải có giải pháp tương ứng với điều kiện thực tế và quan trọng hơn là chỉ rõ được trách nhiệm của từng người, từng cơ quan.

Cháy nhà gây hậu quả nghiêm trọng liên tiếp xảy ra gần đây. Người dân cần có câu trả lời thỏa đáng về trách nhiệm và giải pháp khắc phục từ những người có trách nhiệm.

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...