Nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cùng với các hoạt động an sinh xã hội, 15 năm qua, Báo Gia Lai phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể duy trì tổ chức giải Việt dã quy mô cấp tỉnh và mở rộng ra các tỉnh, thành, ngành trong cả nước. Qua 15 lần tổ chức, Giải Việt dã Báo Gia Lai đã thu hút sự tham gia của nhiều huấn luyện viên, vận động viên hàng đầu cả nước và trở thành nơi ươm mầm tài năng trẻ trên đường chạy Việt dã. Ngày nay, Giải Việt dã Báo Gia Lai đã trở thành một “thương hiệu” đáng chú ý của môn Việt dã cả nước; uy tín và chất lượng của giải ngày càng được nâng cao.
Có thể khẳng định, việc duy trì và phát triển một giải Việt dã quy mô cấp tỉnh và khu vực đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo tỉnh cũng như sự nỗ lực vượt bậc của Báo Gia Lai và các sở, ngành, đoàn thể liên quan.
Trở lại với quá trình hình thành và phát triển của Giải Việt dã Báo Gia Lai. Với mong muốn đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, năm 2005, Báo Gia Lai đề xuất UBND tỉnh cho phép nâng cấp Giải Việt dã Kpă Klơng thành Giải Việt dã Báo Gia Lai. Trên cơ sở đề xuất này, UBND tỉnh giao cho Báo Gia Lai phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn duy trì tổ chức giải hàng năm với hình thức xã hội hóa.
Các vận động viên tranh tài tại Giải Việt dã Báo Gia Lai lần thứ XIV năm 2019. Ảnh: Đức Thụy
Các vận động viên tranh tài tại Giải Việt dã Báo Gia Lai lần thứ XIV năm 2019. Ảnh: Đức Thụy
Để duy trì và nâng cao chất lượng giải đấu, những năm qua, Báo Gia Lai phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, đoàn thể liên quan trong việc vận động cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tích cực tập luyện và đăng ký tham gia. Cùng với đó, Báo Gia Lai phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tập trung nâng cao năng lực chuyên môn của bộ phận trọng tài và đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.
Để có kinh phí tổ chức giải, bên cạnh nguồn phúc lợi xã hội của cơ quan và sự đóng góp của các thành viên Ban tổ chức, Báo Gia Lai đã vận động các doanh nghiệp hỗ trợ nhiều tỷ đồng. Những năm qua, Ban tổ chức giải đã nhận được sự đồng hành, hỗ trợ của các doanh nghiệp như: Bia Sài Gòn, Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Prudential Gia Lai, các công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Binh đoàn 15, các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh… Sự đồng hành của các doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của giải.
Những năm gần đây, giá cả các mặt hàng nông sản giảm thấp cùng với thiên tai, dịch bệnh đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, việc huy động nguồn kinh phí tài trợ cho giải cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức, có lúc tưởng chừng như bế tắc. Tuy nhiên, với tinh thần tất cả vì sức khỏe cộng đồng, Báo Gia Lai đã linh hoạt triển khai nhiều giải pháp nhằm huy động nhiều nguồn lực với phương châm “các bên cùng có lợi”.
Năm 2020, mặc dù đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều mặt của đời sống xã hội nhưng Giải Việt dã Báo Gia Lai lần thứ XV vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch. Đặc biệt, Giải Việt dã Báo Gia Lai lần thứ XV diễn ra đồng thời với lễ phát động Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2020 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Hai sự kiện cùng hướng tới một mục đích sẽ cộng hưởng, lan tỏa cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” trên địa bàn tỉnh.
DUY LÊ

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo cũng là người bảo vệ!

Nhà báo cũng là người bảo vệ!

Trong bức thư "Gửi anh em văn hóa và trí thức Nam Bộ" vào tháng 5-1947, trong đó có các nhà báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà…".
Là 'mua' hay 'thưởng'?

Là 'mua' hay 'thưởng'?

Đề xuất mức chi mua tin, tài liệu phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với kinh phí tối đa 50 triệu đồng/tin được dư luận đánh giá là ý tưởng hay, có thể có tác dụng động viên, khuyến khích tố giác tham nhũng một cách bài bản, minh bạch.
Yêu cầu cao nhất là phục vụ nhân dân

Yêu cầu cao nhất là phục vụ nhân dân

Thảo luận tại tổ về dự luật Công chứng (sửa đổi) ngày 17.6, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị xem xét tổng thể hoạt động công chứng, phục vụ cái gì, làm gì trong quản lý hành chính và hệ thống tư pháp. Theo Chủ tịch nước, yêu cầu cao nhất của hoạt động này là phải phục vụ nhân dân.
Rủi ro mua vàng

Rủi ro mua vàng

Trong cơn sốt vàng miếng, nhiều người tìm đủ mọi cách để có vàng bằng được, từ trả công nhờ người xếp hàng hộ, mua qua cò hoặc trao đổi sang tay… Tuy nhiên, nếu không phải là người trực tiếp mua vàng thì luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Giải quyết nghịch lý giá vàng

Giải quyết nghịch lý giá vàng

Luật Giá 2023 (có hiệu lực từ ngày 1-7) đã quy định rất cụ thể về danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá. Đó là hàng hóa, dịch vụ phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí: thiết yếu, có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân.
Người trẻ 'vượt nắng, thắng mưa'

Người trẻ 'vượt nắng, thắng mưa'

Tham gia hỗ trợ thi công đường dây 500 kV mạch 3, một trong những công trình trọng điểm quốc gia, là niềm tự hào của nhiều thanh niên, là cơ hội để người trẻ sẵn sàng đón nhận những việc khó đóng góp sức mình cho đất nước.