Những giọt nước mắt tự hào ở Trường Sa: 'Cột mốc sống' trên đảo tiền tiêu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Đến thăm quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa) trong hành trình 'Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương' năm 2023, chúng tôi đã gặp rất nhiều 'cột mốc sống' giữa biển khơi bao la: Những người luôn sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc.

Đảo trưởng trẻ nhất Trường Sa

Mới 29 tuổi nhưng đại úy Đào Minh Quân đã gánh trên vai trách nhiệm Đảo trưởng đảo Đá Thị và cũng là đảo trưởng có tuổi đời trẻ nhất ở Trường Sa.

Đảo Đá Thị là một đảo chìm xa nhất tại quần đảo Trường Sa; là "mắt thần" trên cực đông của quần đảo. Khi nước thủy triều cao khoảng 1,2 m thì toàn bộ đảo nằm dưới biển. Nhìn từ xa, nổi trên mặt nước biển mênh mông chỉ là 2 tòa nhà được xây dựng nối với nhau bằng một cây cầu. Đảo như hình một con tàu hướng ra biển lớn.

Lính trẻ Hoàng Văn Trình chụp ảnh lưu niệm với đại biểu ra thăm đảo. Ảnh: V.T

Lính trẻ Hoàng Văn Trình chụp ảnh lưu niệm với đại biểu ra thăm đảo. Ảnh: V.T

Ở đây, thời tiết rất khắc nghiệt. Độ ẩm trung bình hằng năm từ 76 - 80%, mang theo nhiều hơi sương muối khiến trang thiết bị vũ khí, khí tài nhanh chóng xuống cấp và lương thực, thực phẩm nhanh hỏng. Mỗi năm, ở đảo có tới hơn 130 ngày gió mạnh từ cấp 6 trở lên. Từ tháng 7 - tháng 12 hằng năm thường có bão đi qua khu vực đảo, biển động, sóng cao từ 4 - 5 m. Có những tháng cao điểm mưa to, gió lớn khiến tàu ra neo đậu làm nhiệm vụ rất khó khăn.

"Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cán bộ chiến sĩ trên đảo cũng đoàn kết một lòng, khắc phục mọi khó khăn, quán triệt và chấp hành nghiêm mọi chỉ thị của cấp trên. Xây dựng đảo mạnh về phòng thủ, đẹp về cảnh quan môi trường; phấn đấu xứng đáng người bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ hải quân; cảnh giác cao độ, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc", đại úy Đào Minh Quân dõng dạc khẳng định khi đoàn công tác đến làm việc tại đảo. Dù trẻ tuổi, nhưng phong thái của anh rất chững chạc, rắn rỏi và vững vàng như "cột mốc" trên đảo tiền tiêu.

Chia sẻ về cá nhân mình, đảo trưởng cho biết quê ở H.Đức Thọ (Hà Tĩnh), đã có 3 năm công tác ở đảo xa. Nhập ngũ năm 2012, với tinh thần yêu biển đảo quê hương, anh đã nhiều lần đề nghị cấp trên được ra đảo làm nhiệm vụ. Năm 2020, ước nguyện trở thành hiện thực, khi được đơn vị điều ra công tác tại đảo Đá Tây. Hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc tại đảo, anh được chuyển về công tác tại một đơn vị trong đất liền. Nhưng rồi nỗi nhớ biển đảo, nhớ đồng đội, anh lại viết đơn xung phong ra Trường Sa lần nữa. Lần này, anh được giao đảm nhiệm Chỉ huy phó đảo Đá Thị. Sau một thời gian ngắn, với tinh thần xung kích của người trẻ và sự nỗ lực không ngừng, anh tiếp tục được Quân chủng Hải quân giao nhiệm vụ Chỉ huy trưởng của đảo Đá Thị vào tháng 1.2023.

Đại úy Quân tâm sự, anh đã có gia đình và con còn rất nhỏ. Lúc mới ra đảo, con anh bắt đầu học nói. Ở ngoài đảo không có internet, không thể gửi ảnh để nhìn thấy con, nên rất nhớ. Nhưng gạt nỗi nhớ nhà, anh và các chiến sĩ ở đây luôn cầm chắc tay súng để giữ gìn biển đảo quê hương. Không chỉ nhớ gia đình, ở đảo chìm điều kiện khó khăn hơn rất nhiều, vì không có khoảng không gian tăng gia sản xuất, thiếu điện, nước ngọt… Nhưng dù gian khó, các anh vẫn cố gắng vượt qua, để ngày qua ngày, đêm qua đêm, họ đứng đây gìn giữ biên cương…

Đại úy Đào Minh Quân, đảo trưởng trẻ nhất Trường Sa. Ảnh:Hà Lê

Đại úy Đào Minh Quân, đảo trưởng trẻ nhất Trường Sa. Ảnh:Hà Lê

Thầy giáo dành thanh xuân cho đảo

Đến đảo Song Tử Tây, hòn đảo cao nhất trong các đảo ở Trường Sa, chúng tôi có rất nhiều ấn tượng. Đây là một trong số ít đảo có người dân sinh sống và có một ngôi trường dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Ùa ra đón chúng tôi là 7 học sinh với đủ mọi lứa tuổi. Các em đều thông minh, nhanh nhẹn và rất tự tin. Đặc biệt, các em bày tỏ tình cảm với thầy giáo của mình như với một người cha. Anh Nguyễn Hữu Phú (một trong 2 giáo viên ở đảo) chia sẻ đã công tác ở đảo 5 năm rồi và đều coi các học sinh như con của mình.

Hành trình "Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương" năm 2023 có sự đồng hành của Tập đoàn dầu khí VN (Petrovietnam).

Anh Phú cho biết quê ở xã Vạn Thắng (H.Vạn Ninh, Khánh Hòa). Do hoàn cảnh khó khăn nên việc học của anh bị gián đoạn. "Nhà tôi chỉ có hai bố mẹ già yếu, nên tốt nghiệp THPT xong, tôi đã đi làm đủ thứ nghề để mưu sinh và chăm sóc bố mẹ", anh kể. Trong thời gian đó, anh vẫn ấp ủ mong ước được làm giáo viên để mang con chữ đến với những trẻ em khó khăn như mình. Năm 2010, sau khi bố mẹ qua đời, còn một thân một mình, anh nghĩ đã có thể bắt đầu ước mơ của mình. Khi ấy, đã 30 tuổi nhưng anh vẫn quyết tâm đi thi và đỗ vào Trường CĐ Sư phạm Nha Trang, rồi học liên thông lên đại học. Ra trường, dù đã có việc làm ở một số nơi tại TP.Nha Trang, nhưng anh vẫn canh cánh muốn đem con chữ đến với những trẻ em vùng sâu, vùng xa của đất nước, nên đã tình nguyện ra Trường Sa để dạy học.

Anh Phú cũng chia sẻ, dù ở đây điều kiện khó khăn hơn rất nhiều so với đất liền, nhưng bù lại tình cảm của người dân và học sinh luôn làm anh ấm lòng. "Sự học tập chăm ngoan của các em khiến chúng tôi vơi đi mệt mỏi và không ngừng cố gắng, để việc dạy được tốt hơn mỗi ngày", anh chia sẻ.

Điều cảm phục hơn là anh Phú đã sẵn sàng gác lại việc quan trọng của cuộc đời mình là lập gia đình, để đến với đảo xa. Đã 42 tuổi, ở độ tuổi mà nhiều bạn bè đã có con cái trưởng thành, nhưng anh Phú vẫn "phòng không". "Khi học xong đại học, tôi cũng băn khoăn giữa hai việc: ở đất liền lập gia đình hay ra đảo dạy học? Rồi thấy việc ra đảo mới thực hiện được ước muốn của đời mình, nên tôi đã quyết tâm đi. Bởi ở đây, chúng tôi không chỉ mang chữ đến cho học sinh mà còn góp phần vào thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng là bảo vệ Tổ quốc", anh Phú trải lòng.

Thầy giáo Nguyễn Hữu Phú và các học sinh ở đảo Song Tử Tây. Ảnh: V.T
Thầy giáo Nguyễn Hữu Phú và các học sinh ở đảo Song Tử Tây. Ảnh: V.T

Tự hào là lính đảo

"Mẹ ơi!", một chiến sĩ ở đảo Đá Thị đã khóc và thốt lên khi nghe ca sĩ của đoàn công tác số 10 hát trên đảo. Họ nhớ nhà, nhớ đất liền, nhớ người thân, nhưng tất cả chiến sĩ trẻ mà chúng tôi gặp đều bày tỏ quyết tâm giữ vững chủ quyền Tổ quốc. Trong hành trình đi qua 7 điểm đảo và Nhà giàn DK1, chúng tôi đã gặp và trò chuyện với rất nhiều chiến sĩ gen Z. Họ mới ở độ tuổi 20 nhưng ở đây ai nấy cũng đầy nghị lực và bản lĩnh. Lính trẻ Hoàng Văn Trình (21 tuổi, quê H.Quỳnh Phụ, Thái Bình), làm nhiệm vụ ở đảo Trường Sa Đông, chia sẻ dù cuộc sống khó khăn hơn đất liền nhưng luôn cảm thấy tự hào vì mình là lính đảo. "Có phải ai cũng được ra đảo đâu. Ở đất liền hay đảo cũng đều là quê hương đất nước mình. Cứ được ngồi ngắm mặt biển xanh như ngọc, mênh mông trên những thảm san hô là thấy tự hào về biển đảo của ta và vơi đi nỗi nhớ nhà", Trình chia sẻ.

Nhiều lính trẻ như Trình cũng cho biết, ở đây, tình yêu đất nước lớn hơn mọi tình cảm cá nhân. Lính trẻ Phạm Tuấn Anh (21 tuổi, quê Ninh Bình), công tác ở đảo Sinh Tồn Đông, chia sẻ được ra đảo để bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng của đời mình. Dù ở đây việc kết nối với gia đình chỉ bằng sóng điện thoại; hằng ngày đối mặt nắng gió, bão và cả những hiểm nguy luôn rình rập ngoài khơi xa, nhưng các bạn trẻ vẫn vững vàng vượt qua. Họ luôn sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.

(còn tiếp)

Có thể bạn quan tâm

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Nhà văn Sơn Nam từng hóm hỉnh: "Là nhà văn thì phải chấp nhận nghèo, nếu viết văn để làm giàu thì ở Sài Gòn, dân Chợ Lớn làm hết rồi, không tới mình đâu". Tất nhiên, "ông già Nam bộ" chỉ nói đùa nhưng chuyện dân Chợ Lớn làm đủ mọi ngành nghề và đều ăn nên làm ra là có thật. Trong đó có nghề thợ bạc.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

(GLO)- Mỗi chiều, nhìn đàn cò trắng bay về ngang dòng sông Ba mênh mang sóng nước, ông Nguyễn Văn Để (86 tuổi) lại bâng khuâng nhớ về quê nhà. Tròn 40 năm rời quê hương Thái Bình vào vùng đất Krông Pa định cư, nỗi nhớ nguồn cội vẫn dâng đầy trong ông khi bắt gặp hình ảnh thân thuộc như vậy.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.