Những đứa trẻ tuổi Thìn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chỉ riêng dãy phố cũ kỹ cuối thị trấn này, mỗi năm đã có vài đứa trẻ cùng chào đời. Có khi tiếng đứa nhà này khóc vọng sang nhà kia làm ông bà chúng đang chơi nhà hàng xóm nhầm tưởng lại sốt ruột chạy về. Nhiều là thế, nhưng đặc biệt nhất phải là chuyện ở đây có đến năm đứa trẻ cùng được sinh ra vào năm Thìn. Đứa đầu năm, đứa cuối năm, nhà này vừa làm đầy cữ thì con dâu nhà kia chuyển dạ. Các cụ bà được phen hả hê vì có cháu bế, chỉ khác là đứa con so, đứa con rạ. Cứ thế, năm đứa trẻ “trộm vía” cùng lớn lên khỏe mạnh rồi đi học cùng lớp mẫu giáo, dẫu có đứa còn hơi non tháng khóc vì khát sữa mẹ. Nghe bảo, đàn ông tuổi ấy vượng về đường sự nghiệp.
Thế rồi năm chú rồng nhỏ ấy cũng đến ngày cắp sách đến trường. Thìn là đứa được bố mẹ đặt nhiều niềm tin nhất nên có vẻ biết đến mái trường sớm hơn cả. Nhà nó được cái có nhiều người làm trong ngành Giáo dục. Chả thế, từ một tháng trước, bố nó đã đèo nó và một gói quà đến nhà thầy hiệu trưởng. Sau này, nó mới biết trong cái gói giấy nhỏ bé ấy là một cái phong bì… Nhưng lúc ấy nó chỉ biết bố nó bảo: Thầy cho cháu học lớp chọn chất lượng nhất, phải hơn hẳn mấy đứa trong khu phố.
Minh họa: KIM HƯƠNG
Minh họa: KIM HƯƠNG
Long là một đứa bé con và có lẽ là ngơ ngác nhất trong hội. Nó có muôn vàn thứ để sợ mỗi khi ra đường, cái gì dường như cũng làm nó khiếp: sợ chó, sợ những chiếc xe máy rú ga phóng như bay, sợ tiếng những bà xóm chợ cãi nhau và sợ cả lúc tè trộm gốc cây nào đó bị người lớn phát hiện. Sợ nhiều nên nó cứ như con rắn len lén. Ngày đầu đến trường, nó nắm tay Hạ, đi giữa Phúc và Quang. Đấy là ba đứa bạn cùng tuổi Thìn nhưng lầm lì và có phần cục tính.
Khai giảng về, thằng Thìn là đứa đầu tiên bị mất cặp sách. Cái cặp mà tính ra bằng cả một chậu cá của bà hàng cá. Nếu đem kho, nhà thằng Long ăn cả tuần không hết. Thế là trưa hôm ấy bà mẹ thì càu nhàu, tiếc của, ông bố thì buồn rầu về sự ngơ ngác của quý tử “ngày đầu tiên đi học”. Ở bên nhà đối diện, chỉ có thằng Hạ biết cái cặp ấy đã biến thành trò chơi điện tử của Thìn và nó ở quán nhà bà Loan béo.
Lên đến lớp 7, cả Hạ và Quang đều đúp, nhìn 3 đứa kia được lên lớp 8. Phải nằm viện hơn một tháng sau tai nạn, Quang ngậm ngùi ở lại học với mấy đứa tuổi Tỵ, mặc cho chúng nó gọi mày, tao. Thôi thế cũng là cái số, nghe bố nó bảo vậy. Thìn đáng ra cũng bị đúp lớp nhưng may mắn được vớt.
Thế rồi đến một ngày cả dãy phố bị giải tỏa để xây dựng một công trình lớn. Bình thường thì cũng tầm tầm như nhau nhưng giờ thì mới biết ai mạnh ai yếu. Gia đình Thìn dọn đến ở một ngôi nhà ba tầng khang trang. Thì ra bố nó đã mua đất, mời thầy phong thủy về xem hướng, chọn ngày để xây dựng. Nhà Long là một cái lều tạm ngoài khu bãi cát gần bờ sông. Hạ theo bố mẹ đi vào công trình thủy điện trong Tây Nguyên. Nghe nói ở đó cũng có ngôi trường dành cho con em công nhân. Nhà Quang và nhà Phúc mua hai cái nhà ống mái tôn liền kề và cùng nằm quay mặt vào một ngôi nhà cao ngất nên chỉ đến 12 giờ trưa mới thấy mặt trời. Vậy là hết. Không còn những tiếng bóng gió của mẹ Thìn về chuyện sao thằng Long “còi” lại điểm cao hơn con bà. Tiếng bố Hạ cục cằn chửi vợ con, tiếng mẹ Quang ru đứa em nó à ơi, mùi khói than tổ ong nhà Phúc… Tất cả đã trở thành kỷ niệm và chìm vào quên lãng nếu không có cuộc gặp gỡ bất ngờ sau gần mười năm xa cách.
*
*     *
Bước xuống từ chiếc taxi, Long chạy vội vào một quán nước ven đường mà vẫn dính mấy hạt mưa ẩm ướt. Giờ này quán vắng khách, chị chủ quán không biết năm nay bao nhiêu tuổi nhưng có vẻ chậm chạp đang hãm ấm trà mạn rồi rót một chén đầy cho khách. Bỗng Long nghe một giọng nói rất quen từ đằng sau:
- Chưa về mang cơm ra đây hả?
Chỉ cần nghe thế anh đã đoán được đó lại là một ông chồng cục cằn suốt ngày “tự thiêu” mình bằng thuốc lá, trà đặc và những con số lô đề luẩn quẩn. Những gã chồng như thế, anh đã gặp rất nhiều ở những vùng quê, trên những cuộc hành trình của mình. Nhưng, lần này sao tiếng nói ấy rất quen, như từ một cái thời xa xôi vọng lại. Chị chủ quán kể cho Long nghe chồng chị ta trước đây nhà ở dưới khu siêu thị kia, sau chuyển xuống xóm liều rồi bỏ học, đánh nhau, vào trại, ra trại may mà không nghiện ngập. Giờ hơn ba mươi tuổi đầu chỉ biết sống bám vào cái xe máy cà tàng chở khách lỡ độ đường. Long lặng lẽ nhấp chén trà đắng chát nhìn theo dáng người đàn ông đi con xe Tàu. Thì Phúc chứ còn ai? Anh không bất ngờ. Từ cái dáng người, cái giọng nói ấy, con mắt hơi hiếng ấy… Con rồng đen một thời kiêu căng ngạo mạn giờ đã thành con chạch lẩn quất trong xó tối.
Đêm qua, Long nằm mơ thấy Thìn về, đôi mắt thẫn thờ, khuôn mặt hốc hác. Chắc nó đói. Hôm nay, anh phải cố đợi Quang để cùng ra nghĩa trang thắp hương cho nó. Cái đêm đi “bão” ngoài thành phố đã vĩnh viễn cướp đi tuổi hai mươi của nó. Dù thế nào thì nó vẫn là một thằng bạn. Ngày bé khi đem cặp sách “cắm” lấy tiền chơi điện tử nó vẫn đem hết sách, vở, bút chia hết cho mấy đứa. Nếu không có mấy quyển vở và cái bút của nó chắc gì anh đã được như hôm nay. Nó hỏng nhưng không tồi. Thằng Hạ giờ mới là kẻ đáng sợ. Tấm bằng tại chức như chiếc thảm biết bay trong “Ngàn lẻ một đêm” đưa nó thăng tiến vùn vụt một cách khó tin. Nó thuộc từng quán massage, tiệm hớt tóc nào có gái non, đất nào sẽ là đất mặt tiền… Nó đang sống mà nhiều lúc Quang và Long cứ ngỡ không còn có nó trong cuộc đời này nữa. Hình như nó còn quên mất cả bản năng biết xấu hổ như Phúc. Quang thì vẫn vậy, dáng đi từ xa vẫn co ro như ngày nào đi ra từ bệnh viện rồi đúp lớp. Bình thản trước mọi khen chê, không bon chen nhưng cũng không quá nhu mì. Cái gì đến sẽ đến, cứ nhẩn nha sống. Vợ không đẹp nhưng hiền, con không giỏi nhưng ngoan, nhà không cao nhưng luôn đầy ắp tiếng cười… Mọi thứ cứ thế mà diễn ra.
Và, còn chính Long nữa chứ. Đi cùng Quang vào khu nghĩa trang mà lòng anh đầy ưu tư. Ba mươi lăm tuổi chưa vợ con, công việc quá tươm tất, tiền nong không thành chuyện. Nhưng anh vẫn buồn, một nỗi buồn không dễ gọi tên. Thời gian không lên tiếng, không có hình hài mà thật ghê gớm. Năm chú rồng nhỏ ở khu phố ngày nào giờ đã mỗi người một phận. Con đường này, một thời xanh cỏ biếc, năm đứa cũng từng đá bóng, đi bắt châu chấu, cùng bêu nắng, cười vang. Hình như đâu đây vẫn còn chút gì đó như ngưng đọng lại, thật gần.
Đã có ai vừa qua đây thắp nhang cho Thìn. Hay Phúc nhỉ? Chắc là nó đây, cái thằng hết nửa cuộc đời vẫn còn chưa dám quay lại nhìn mặt bạn bè. Trong khói hương thoang thoảng, dưới mưa, khuôn mặt Long bình thản, lòng anh bâng khuâng nhưng không thể lý giải nổi điều gì.
Bùi Việt Phương

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2025), chiều 15.6, Bảo tàng Báo chí Việt Nam giới thiệu bộ phim tài liệu “Kim Toàn - Nhà báo chiến sĩ”. Bộ phim kể lại một cách chân thực cuộc đời và cống hiến của nhà báo Kim Toàn trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ đổi mới.
null