Những địa điểm nổi tiếng trên thế giới sẽ sớm biến mất trong tương lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sự nóng lên của toàn cầu đã và đang thay đổi cả về khí hậu lẫn cảnh quan trên Trái đất. Trong tương lai, một số địa điểm nổi tiếng như đảo Phục sinh ở Chile hay Vạn Lý Trường Thành tại Trung Quốc có nguy cơ biến mất.

1. Đảo Phục Sinh, Chile

 

 
 



Đảo Phục Sinh hiện đang gặp khó khăn. Điều này là do một lượng lớn khách du lịch để lại rất nhiều rác nơi đây và do đó làm hư hại các bức tượng và toàn bộ hệ sinh thái đảo.

2. Núi Kilimanjaro, Tanzania


 

 
 



Núi Kilimanjaro là điểm cao nhất ở châu Phi, và nó được bao phủ bởi tuyết. Tuy nhiên, trong 100 năm qua, tuyết đã bắt đầu tan chảy nhanh chóng và lượng mưa không thể bù đắp cho quá trình này. Các nhà khoa học dự đoán rằng tuyết sẽ biến mất vào năm 2033, và núi lửa sẽ mất hoàn toàn diện mạo hiện tại của nó.

3. Đảo Culebra, Puerto Rico


 

 
 



Hải quân Hoa Kỳ từng có các cuộc tập trận trên hòn đảo này, ảnh hưởng rất nhiều đến thực vật và động vật trên đảo. Năm 1975, các vụ đánh bom đã chấm dứt nhưng du lịch đại chúng thậm chí còn gây thiệt hại nhiều hơn cho hệ sinh thái vốn đã bất ổn này. Hệ sinh thái của toàn bộ hòn đảo hiện đang bị đe dọa.

4. Madagascar


 

 
 



Tất cả các khu rừng Madagascar sẽ bị giảm vào năm 2025 nếu chúng không được giải cứu. Có những loài động vật trên đảo mà vẫn chưa được nghiên cứu và có khả năng chúng sẽ tuyệt chủng trước khi có sự khám phá của con người.

5. Vạn Lý Trường Thành


 

 
 



Vạn Lý Trường Thành được hàng triệu du khách tới thăm mỗi năm, và nhiều người trong số họ lấy một hoặc hai hòn đá làm đồ lưu niệm. Các yếu tố khác bao gồm hành vi phá hoại, bán đá trên thị trường, nông dân vô tư lấy đá để làm hàng rào và xói mòn từ bão cát. 22% bức tường đã biến mất, vào khoảng 2.000 km.

6. Bagan, Myanmar

 

 
 



Bagan là nơi có hơn 2.000 ngôi đền và chùa Phật được xây dựng vào thế kỷ 11 và 12. Chúng đã được phục hồi tích cực từ năm 1995 đến năm 2008, nhưng sau đó khách du lịch đã đến đây. Nhiều người thậm chí leo hẳn lên chùa để có một tầm nhìn tốt, dẫn đến sự suy thoái của những công trình cổ xưa này.

7. Nuuk, Greenland


 

 
 



Nuuk là thủ phủ của Greenland, được “cai trị” bởi tuyết và gấu Bắc cực. Chính phủ có kế hoạch đổi mới ngành công nghiệp đá quý ở đây. Điều này sẽ dẫn đến việc xây dựng các mỏ, làm sự thay đổi tình trạng của hệ sinh thái. Hơn nữa, băng ven biển của Greenland có thể tan chảy vào năm 2100, và thủ đô nằm ngay cạnh đảo.

Thu Hằng (Brightside/VietTimes)

Có thể bạn quan tâm

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Những ngày qua, sau khi phim “Lật Mặt 8” mang tên “Vòng tay nắng” với những cảnh quay tại Khu du lịch Bàu Trắng (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) khởi chiếu tại các rạp thì ngày càng có nhiều người đến check-in hơn với các địa danh được nhắc đến trong phim.

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Với đường bờ biển dài đến 189 km, trải dọc từ vịnh Xuân Đài ở phía Bắc đến Hòn Nưa nơi cực Nam, Phú Yên sở hữu kho tàng thiên nhiên biển đảo phong phú và quyến rũ, là điểm đến hấp dẫn trong mùa hè cho những ai yêu thích vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng và chân thực.

Bánh hoa mai kẹp hạt

Bánh hoa mai kẹp hạt

Cơ sở sản xuất ngũ cốc, trà hoa Cô Ba Bình Định (phường Hoài Hảo, TX Hoài Nhơn) hiện cung ứng ra thị trường dòng sản phẩm mới mang tên bánh hoa mai kẹp hạt, được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị tự nhiên, bổ dưỡng.
Cá đá sông Côn

Cá đá sông Côn

Người dân ở vùng núi huyện Vĩnh Thạnh vẫn gìn giữ một món ăn giản dị mà đậm đà bản sắc - cá đá nướng cuốn lá rừng. Cá đá là loài cá nhỏ sống trong các khe suối, ghềnh đá, nơi nước chảy xiết, trong vắt. 
Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

null