Nhức nhối xe dù, bến cóc tại TP.HCM: Kiên quyết xử lý nghiêm, dứt điểm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lực lượng chức năng TP.HCM đã phối hợp triển khai các kế hoạch cao điểm kiểm tra xử lý nhiều xe khách vi phạm... Tuy nhiên, tình trạng xe dù núp bóng hợp đồng vẫn hoạt động công khai.

Vướng mắc trong việc giám sát

Liên quan tình trạng xe dù núp bóng, UBND TP.HCM đã phân công nhiệm vụ cụ thể như sau: Công an TP chỉ đạo Phòng CSGT và Công an TP.Thủ Đức và các quận, huyện phối hợp tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm liên quan tình trạng "xe dù, bến cóc"; chở quá số người quy định; dừng, đỗ trái phép; chiếm dụng lòng đường và vỉa hè gây mất trật tự ATGT... Sở GTVT duy trì kế hoạch kiểm tra hằng năm đối với đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn (trong năm 2023, Sở GTVT đã xây dựng kế hoạch kiểm tra 13 đơn vị vận tải và thanh tra 1 đơn vị). Sở GTVT phối hợp với công an rà soát, kiểm tra về hoạt động kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ. Từ tháng 1-11.2023, Thanh tra giao thông (TTGT) đã phát hiện và lập biên bản 2.719 trường hợp vi phạm trong hoạt động vận tải với số tiền xử phạt hơn 4,1 tỉ đồng; UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện chỉ đạo các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động tại các bến bãi, điểm đón, trả khách…

Sở GTVT TP.HCM cho rằng việc giám sát, xử lý xe dù núp bóng hợp đồng gặp một số vướng mắc như: việc xác định điểm đầu, điểm cuối trùng lặp 30% trong 1 tháng được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe và hợp đồng vận chuyển đã ký kết. Thế nhưng hệ thống xử lý và khai thác, sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình (do Cục Đường bộ VN quản lý) chưa được nâng cấp để truy xuất dữ liệu. Một số trường hợp chưa có quy định chế tài xử lý hoặc có nhưng chưa đủ tính răn đe đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng nhưng thường xuyên tổ chức hoạt động đón, trả khách sai quy định; Chưa có quy định thu hồi phù hiệu theo thời hạn đối với ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng đã được cấp phù hiệu nhưng thường xuyên vi phạm dừng, đỗ xe sai quy định... Sở GTVT đã kiến nghị lên Bộ GTVT xem xét, điều chỉnh để phù hợp với thực tế.

Xe khách bỏ bến diễn ra tràn lan

Liên quan tình trạng xe khách bỏ bến ra ngoài lập bến bãi hoạt động, ông Trần Văn Phương, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Bến xe Miền Tây, xác nhận có tình trạng này. Trong đó, có một số doanh nghiệp hoạt động dạng "nửa trong, nửa ngoài". Một số xe đăng ký tuyến cố định nhưng chạy theo kiểu hợp đồng, đưa xe trực tiếp vào nội thành để rước khách. Đối với doanh nghiệp chạy "nửa trong, nửa ngoài" bến xe cũng thường xuyên có báo cáo với Sở GTVT. Tuy nhiên, chức năng kiểm tra, xử lý ngoài đường thuộc về CSGT, TTGT. Cũng theo ông Phương, qua sự việc của Công ty Thành Bưởi, TP đã chỉ đạo siết chặt hơn về quản lý đối với các phương tiện vận tải hành khách. Từ đó, nhiều doanh nghiệp quay vào trong bến, đăng ký thêm số tài (số chuyến) để hoạt động.

Trả lời Thanh Niên, đại diện Bến xe Miền Đông (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết có trường hợp nhà xe bỏ bến, song không nhiều (cụ thể là trường hợp nhà xe Long Vân). Một số đơn vị nhà xe khác thì chuyển bến hoặc đăng ký hoạt động song song giữa các bến xe Miền Đông, Ngã Tư Ga, Miền Tây, An Sương. Hiện Bến xe Miền Đông đang có khoảng 70 tuyến xe cố định, nhưng thực tế hoạt động chỉ khoảng 57 tuyến. Vị này cũng cho hay một thực trạng là xung quanh Bến xe Miền Đông và nhiều điểm khác trên địa bàn TP.HCM có rất nhiều bến bãi trá hình điểm nhận hàng và rước khách. "Bên cạnh đó có tình trạng đơn vị đăng ký hoạt động tại bến chỉ 10 xe, nhưng họ lại đầu tư, mua sắm nhiều xe để hoạt động ở bên ngoài", vị này chia sẻ.

Đại diện Bến xe Miền Đông cho biết thêm nhiều đơn vị vận tải đã không đưa phương tiện vào bến này hoạt động mà chuyển sang các bến xe liên tỉnh khác hoặc chuyển sang hình thức xe hợp đồng. Bến xe Miền Đông mới đã đề xuất thu hồi phù hiệu của 70 nhà xe khách tuyến cố định. Liên quan vấn đề này, Sở GTVT TP.HCM cho hay đối với các đơn vị vận tải thuộc các địa phương khác quản lý thì đơn vị này có công văn đề nghị Sở GTVT tỉnh, thành đó xem xét ban hành quyết định đình chỉ khai thác tuyến khi các đơn vị vận tải không hoạt động đúng tuyến trong thời gian 60 ngày liên tục. Đối với các đơn vị vận tải thuộc TP.HCM, Sở GTVT sẽ quyết định đình chỉ nếu đơn vị vận tải hành khách không thực hiện đúng quy định.

Theo Sở GTVT, để giải quyết dứt điểm xe dù, bến cóc phải cần tiếp tục tổ chức thực hiện quyết liệt các giải pháp đã triển khai như: rà soát tổ chức giao thông; tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tăng cường công tác tuyên truyền... Bên cạnh đó, Sở GTVT tiếp tục kiến nghị cơ quan chức năng đề xuất hoàn chỉnh văn bản quy phạm pháp luật, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác giám sát, xử lý vi phạm.

Hành khách thông đồng với tài xế để đối phó CSGT

Theo Phòng CSGT (PC08) Công an TP.HCM, từ đầu năm đến nay lực lượng CSGT đã phát hiện, lập biên bản xử lý 263 trường hợp xe khách vi phạm về hợp đồng.

Bên cạnh thuận lợi, quá trình xử lý đối với trường hợp xe dù núp bóng hợp đồng gặp không ít khó khăn. Khi CSGT yêu cầu người ngồi trên xe cung cấp vé, tin nhắn đặt giữ chỗ, chuyển khoản… (để chứng minh xe hợp đồng này không thực hiện đúng quy định), hầu hết hành khách không hợp tác, mà nhận là người thân nhà xe, tài xế.

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Mưu sinh trên những cánh rừng

Mưu sinh trên những cánh rừng

(GLO)- Việc trồng rừng đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Giai đoạn nào, công việc ấy, người lao động rong ruổi trên những cánh rừng, nhọc nhằn mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Ngôi làng ấy trải qua những năm tháng đau thương và hào hùng của chiến tranh, ngôi làng ấy cũng sinh ra người nữ anh hùng đặc biệt. Mấy mươi năm ngày đất nước thống nhất, làng anh hùng đã thay da đổi thịt, và người nữ anh hùng cũng đã bạc trắng mái đầu.

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

(GLO)- Phát huy truyền thống quê hương Anh hùng A Sanh, những năm qua, người dân làng Nú (xã Ia Khai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động trong lao động sản xuất, trở thành điểm sáng trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Ký ức tháng ba

Ký ức tháng ba

(GLO)- Một ngày mùa khô cuối tháng 3-1975, ông Ksor Doen lần đầu tiên trở về làng Tung (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) sau hơn 2 năm xa nhà. Quê nhà hiện ra sau cây hoa pơ lang còn sót lại vài bông cuối mùa khiến người lính đang ngây ngất trong niềm vui chiến thắng càng bồn chồn bước chân.